Tìm hiểu ý nghĩa của mặt dây chuyền Phật Bà

Tìm hiểu ý nghĩa của mặt dây chuyền Phật Bà. Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là hai vị thị giả hộ trì Đức Phật A Di Đà dẫn đạo, giáo hoá chúng sinh về cõi Tịnh độ Tây Phương Cực Lạc. Quan Âm cũng là vị Bồ tát thường trụ ở thế giới Ta Bà để cứu độ, giáo hoá chúng sinh. Mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Cùng Nhandaquy tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Tìm hiểu ý nghĩa của mặt dây chuyền Phật Bà
Tìm hiểu ý nghĩa của mặt dây chuyền Phật Bà

Phật Bà là ai?

Phật Bà nguyên là Quán Thế Âm, nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hay Quán Âm. Các vị Phật tử Trung Hoa thường thờ Phật Bà Quan Âm chung với các vị Bồ Tát Phổ Hiền.

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.

Phật Bà là ai?
Phật Bà là ai?

Trong thần thoại, văn học bác học,  văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác tha. Theo quan niệm Trung Hoa, Quan Âm ngự tại Phổ đà sơn, miền Đông Trung Hoa, đó là một trong Tứ đại danh sơn, là bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa.. Tại Trung Hoa – đến thế kỷ 10,  Quan Âm còn được giữ dưới dạng giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quán Âm để râu. Đến khoảng thế kỷ thứ 10 thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân.

Phật Bà là ai?
Phật Bà là ai?

Nguồn gốc của Phật Bà Quan Âm

Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên, mặc dù vua cha ngăn cản nhưng công chúa quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.

Nguồn gốc của Phật Bà Quan Âm
Nguồn gốc của Phật Bà Quan Âm

Hiện nay, hình ảnh Phật Bà Quan Âm được chạm khắc lên những phôi gỗ rất nhiều. Những bức tượng gỗ Phật Bà Quan Âm được rất nhiều người ưa chuộng và tôn thờ trong nhà, với mong muốn Phật bà đem đến những bình an cho gia đình.

Sự tích về Phật Bà Quan Âm phổ biến tại Việt Nam là sự tích Quan Âm Thị Kính.

Chuyện kể rằng: Ngài đã đầu thai và tu hành 9 kiếp đến kiếp thứ 10 thì được làm một cô con gái trong gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay), và được đặt tên là Thị Kính.

Thời con gái, Thị Kính là cô gái tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng, sau này đến tuổi cập kê nàng được gả cho Thiện Sĩ – con trai gia đình họ Sùng và từ đó trở thành nàng dâu luôn giữ phẩm hạnh, tôn kính phụng dưỡng bố mẹ chồng.

Một hôm, khi thấy Thiện Sĩ ngủ say sau khi đọc sách lại có sợi râu trên cằm nên nàng sẵn tiện cầm con dao nhíp đang may vá dở tính cắt đứt sợi râu này thì Thiện Sĩ giật mình thức giấc. Thấy hành động của vợ, chàng ta la lên và cho rằng Thị Kính đang định giết mình.

Sau khi sự việc xảy ra, dù đã giải thích hết lời nhưng gia đình nhà chồng vẫn không tin nàng nên bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ và Thị Kính phải trở về nhà cha mẹ mình. Nàng quyết định trốn nhà đến chùa xin đi tu, xuất gia bằng con đường cải trang thành một người nam giới, lấy pháp danh là Kính Tâm.

Nguồn gốc của Phật Bà Quan Âm
Nguồn gốc của Phật Bà Quan Âm

Chính nhờ tướng mạo đẹp đẽ vốn có mà Kính Tâm được rất nhiều nhiều tín nữ ngưỡng mộ, trong đó có Thị Mầu – con của một trưởng giả giàu có. Sau này, Thị Mầu lại có thai với người đầy tớ nhưng khai rằng Kính Tâm là cha của thai nhi khiến Nàng bị oan ức phải tu ở ngoài cổng chùa để chùa không bị mang tiếng.

Sau này, đứa trẻ năm ấy được Thị Mầu sinh ra là con trai và mang đến chùa gửi Kính Tâm nuôi dưỡng. Vì tính thương người nên Kính Tâm nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng 3 tuổi thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Trước khi chết, Nàng dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư phụ của chùa và ông bà họ Mãng đọc để rõ sự tình và biết Kinh Tâm là gái giả trai. Thị Mầu từ đó xấu hổ, đành phải tự tử còn Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim. Sự tích Quan Âm này trong văn học Việt Nam có mặt qua bản truyện thơ Quan Âm Thị Kính.

Ngày nay, hình tượng Phật Bà Quan Âm luôn gắn liền với đứa trẻ chính là đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu được Ngài đem về Nam Hải, để làm người hầu.

Ý nghĩa của Phật Bà

Quán Thế Âm Bồ Tát được trình bày dưới nhiều hình dạng khác nhau. Dưới đây là một số hình tượng và ý nghĩa của việc thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát thường gặp:

Về hình tượng Phật Bà

Quán Âm Bồ Tát là thị giả đắc lực của Đức Phật A Di Đà, danh hiệu của Ngài thường kèm theo từ Đại Bi. Theo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát là do vị Bồ Tát này có thể thấu suốt âm thanh của thế gian, nếu chúng sinh một lòng xưng danh hiệu Ngài, Ngài sẽ tức thời tầm thanh cứu khổ cứu nạn. Nếu có vô số chúng sinh bị các khổ não, một lòng xưng danh Ngài thì Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ quán chiếu âm thanh ấy, giúp cho họ đều được giải thoát.

Ý nghĩa của Phật Bà
Ý nghĩa của Phật Bà

Quan Âm Bồ Tát có rất nhiều hình dạng và ứng thân, Ngài ứng hóa hiện thân là Phật, Bích Chi, Phạm Vương, Thanh Văn, Đế Thích, Đại Tự Tại, Tỳ Sa Môn, Cư Sĩ, Tỳ Kheo Ni, Dạ Xoa, Long, đồng nữ, đồng nam, trưởng giả, tiểu vương, atula, Thần Chấp Kim Cang… Theo kinh sách và tín ngưỡng dân gian của Trung Hoa và Nhật bản, Ngài còn có các hồng danh như Dương Liễu Quán Âm, Trì Kinh Quán Âm, Du Hý Quán Âm, Long Đầu Quán Âm, Thủy Nguyệt Quán Âm, Trì Liên Quán Âm, Nham Hộ Quán Âm…

Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, Quán Thế Âm Bồ tát được thể hiện dưới dạng thân nữ, thường được gọi là Bạch Y Hành Giả, nghĩa là vị nữ hành giả với y phục màu trắng. Tại Tây Tạng, Quán Thế Âm được xem là “người bảo vệ xứ tuyết”, thần chú của Quán Thế Âm cũng được truyền đến từ Tây Tạng và được truyền tụng cho đến ngày nay.

Ý nghĩa của hình tượng Phật Bà

Thờ Quan Âm Bồ Tát tại gia từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Hiện nay, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát không chỉ được thờ tại các chùa chiềng mà còn được thờ tại gia với niềm tin mong cầu được thần Phật chở chở, phù hộ gia đình. Thờ Quan Thế Âm còn là các thể hiện tâm hướng thiện, hướng đến những điều tốt đẹp, giúp gia đình làm điều phải, thực hành theo tấm gương đại từ đại bi của Bồ tát, tránh phạm vào những sai lầm trong cuộc sống.

Ý nghĩa của hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
Ý nghĩa của hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Hầu hết những người thờ tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đều mong muốn có được cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc. Mong ngày ngày chiêm bái, đảnh lễ Bồ tát, tu học theo đại nguyện của ngài để có được sự an yên tự tại, thấu suốt được lẽ phải, không phải chìm vào tham sân si, khổ đau bất hạnh của lẽ đời, có được trí tuệ và tấm lòng đại bi của Bồ Tát.

Thờ Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia không đòi hỏi gia chủ phải cầu kỳ, long trọng, chỉ cần thành tâm và đúng lễ, thể hiện được sự tôn kính với Bồ tát là được. Hiện nay, đa phần các gia đình thường thỉnh tượng Quan Thế Âm bằng đá để thờ tại gia, do chất liệu đá có tính thẩm mỹ cao, tạo hình, màu sắc đẹp, độ bền vĩnh cửu, không bị hư hao theo thời gian mà tính linh lại cao, có thể mang đến sức khỏe và phát huy tốt hiệu quả an lạc cảm hóa.

  • Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát theo quan niệm phong thủy là người có tâm đại từ đại bi. Thương yêu tất cả chúng sinh, không cần bất bất kì điều kiện gì. Luôn chịu sự ủy nhục từ người khác chấp nhận người khác. Luôn thông cản, tha thứ, bao dung cho mọi lỗi lầm.  Bồ Tát lắng nghe, chia sẻ niềm đau khổ cho mọi người.
  • Do đó mặt Phật Bà Quan Âm luôn là biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi, bác ái, lòng hướng thiện, hướng phật, hóa hung khí, đem lại bình an, giải trừ tai ách cho gia chủ.Chính vì ý nghĩa như vậy nên khi mua mặt Phật Bà Quan Âm điều quan trọng nhất cần chú ý là khuôn mặt Phật Bà Quan Âm phải thể hiện được nét mặt từ bi, hiền hậu, khi nhìn vào có cảm giác dễ chịu an lành.
  • Khi đeo dây chuyền mặt Phật Bà Quan Âm bên người. Hầu hết mọi người có mong muốn để cầu bình an. Giải trừ những điều rủi ro, bất hạnh, thể hiện lòng thành kính hướng phật.

Tóm tắt cuộc đời của Quan Thế Âm Bồ Tát

Hành trang của Quan Thế Âm Bồ Tát được tương truyền lại qua các bộ kinh. Dưới đây là một số bộ Kinh tiêu biểu về cuộc đời của Quán Thế Âm Bồ Tát.

Tóm tắt cuộc đời của Quan Thế Âm Bồ Tát
Tóm tắt cuộc đời của Quan Thế Âm Bồ Tát
  • Theo kinh Đại A-di-đà, Quán Thế Âm Bồ Tát là thị vệ bên trái của Đức Phật. Ngài đảm nhiệm việc giải cứu chúng sanh trong cõi Tây Phương Cực Độ. Khi chúng sanh gặp nạn niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài sẽ gia hộ cứu vớt, soi đường chỉ hướng cho chúng sanh.
  • Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà-la-ni, cách nay vô lượng kiếp Quan Thế Âm Bồ Tát là phật tử của Chánh Pháp Minh Như Lai. Ngài nguyện lực đại bi nên đã hiện thân thành Bồ Tát để dễ thực hiện Đại Nguyện. Vì vậy, ở một số nơi ta vẫn thường nghe gọi Ngài với cái tên là Phật Quan Âm
  • Theo kinh Pháp Hoa ở phẩm Phổ Môn, Quan Thê Âm Bồ Tát có 33 hóa thân (thân Phật,…thân Đồng Nam, Đồng Nữ). Để cứu vớt chúng sanh khỏi hoạn nạn, khổ đau, Ngài thường biến hóa, vận dụng 14 năng lực vô ủy.

Tahi 5657 – Mặt dây chuyền phật bà thạch anh tóc vàng

  • Quan Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng cho đức từ bi và đặc biệt là tình mẫu tử. Chữ “từ” trong từ bi có thể hiểu là lòng yêu thương, vị tha.  Chữ “bi” có nghĩa là cách thức hành động, cứu khổ, giải thoát cho chúng sinh. Như vậy, từ bi là thương yêu chúng sanh, loại bỏ khổ đau. Quán Thế Âm là vị Bồ Tát có đức uy thần công đức, cứu rỗi phổ độ chúng sanh khắp 10 phương.
  • Thạch anh tóc vàng (hay còn gọi với tên khoa học là Rutilated Quartz) là một loại đá thạch anh có những phân tử tinh thể hình que do chất Titan Oxit tạo thành. Được đánh giá là một trong những biến thể vô cùng quý hiếm của dòng họ đá thạch anh, thạch anh tóc vàng được hình thành trong quá trình địa chất phức tạp, trải qua hàng chục triệu năm dưới lòng đất với nhiệt độ và áp suất vô cùng lớn. Nhìn chung thạch anh tóc vàng cũng giống như các loại đá thạch anh khác, điểm khác biệt là bên trong nó có chứa các tinh thể rutile, tourmaline, feldspar tồn tại dưới dạng sợi màu vàng và kết hợp với các hợp với các hiệu ứng quang học khi gặp ánh sáng nó sẽ tỏa ra màu vàng óng ánh, vốn là vẻ đẹp của điều may mắn, công danh và tài lộc.
Tahi 5657 – Mặt dây chuyền phật bà thạch anh tóc vàng.
Tahi 5657 – Mặt dây chuyền phật bà thạch anh tóc vàng.

Thông tin chi tiết sản phẩm:

Tên sản phẩm: Tahi 5657 – Mặt dây chuyền phật bà thạch anh tóc vàng.

Sử dụng: trang sức nam

Đá chủ:  Natural golden rutilated quartz ( thạch anh tóc vàng tự nhiên )

Màu sắc: Vàng – trong suốt

Khối lượng: 2.46 g

Độ tinh khiết: Trong suốt

Kích thước: 21.6 x 12.5 x 6.4 mm

Hình dạng: Tượng – trạm khắc

Đá tấm: Sản phẩm không sử dụng đá tấm.

Vật liệu: vàng Tahi 18k 750 – Khối lượng: 0.71 chỉ

Có nên đeo mặt dây chuyền Phật?

  • Chọn đúng vị Phật độ trì cho tuổi của mình
  • Mua đúng sản phẩm chất lượng, đảm bảo
  • Đeo Phật bản mệnh như thế nào là đúng cách
  • Thời gian thỉnh đeo mặt Phật bản mệnh
  • Cách xử lý khi Phật bản mệnh bị hư hỏng
Có nên đeo mặt dây chuyền Phật?

Đeo Phật bản mệnh thể hiện nét văn hóa phương Đông: Trong lịch sử Phật giáo thì việc đeo mặt Phật độ mệnh đã có lịch sử lâu đời, các tín đồ vẫn luôn thể hiện lòng thành tín của mình từ hàng ngàn năm trước đến tận ngày nay. 2. Phật bản mệnh soi đường dẫn lối hướng đến cuộc sống tốt đẹp: là 1 trong những vật phẩm phong thủy rất linh thiêng. Sản phẩm không chỉ đơn giản là 1 món trang sức bình thường mà nó còn ẩn chứa niềm tin và sự tin cậy. Mong muốn giữ Phật bên mình đời đời bình an.Đeo Phật bản mệnh để nhắc nhở bản thân mình luôn sống thiện, theo lẽ phải và hướng tới những điều tốt lành. Mỗi khi có ý niệm hoặc hành động không đúng với luân thường đạo lý thì nhìn Phật để quay đầu lại, tuyệt đối không được làm điều ác.

Phật bản mệnh giúp tăng tài lộc, phát triển sự nghiệp: Không chỉ tốt về sức khỏe nhiều người chọn đeo Phật bản mệnh khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình được thuận buồm xuôi gió hơn. Mong Phật bên mình, độ trì cho mình để tránh tiểu nhân hãm hại, nếu có khó khăn thì có thể vượt qua. Hướng đến sự nghiệp phát triển hơn, con đường rộng mở và tốt lành hơn.

Đọc thêm:

Các mẫu mặt dây chuyền Phật bà ngọc phỉ thúy mới nhất

Tổng hợp mẫu mặt dây Phật Di Lặc – Ý nghĩa phong thủy

Lắc tay thạch anh tóc vàng mặt phật – Ý nghĩa

Tư vấn Mặt dây chuyền Phật Di Lặc đá quý Sapphire cao cấp

TahiGems tư vấn Mặt Phật Di Lặc đá Ruby tầm giá 10 triệu – Siêu phẩm 2023

Câu hỏi thường gặp

Phật Bà là ai?