Tổng hợp mẫu mặt dây Phật Di Lặc – Ý nghĩa phong thủy

Tổng hợp mẫu mặt dây Phật Di Lặc – Ý nghĩa phong thủy. Kể từ khi Phật giáo hình thành và phát triển khắp năm châu bốn biển, vị Phật Di Lặc với hình dáng đặc biệt luôn được tôn thờ rộng rãi, phổ biến tại phái Bắc tông. Vậy Phật Di Lặc là ai? Ý nghĩa của Phật Di Lặc là gì? Ý nghĩa trong phong thủy?

Sau đây, Nhandaquy sẽ trả lời câu hỏi của bạn.

Tổng hợp mẫu mặt dây Di Lặc - Ý nghĩa phong thủy
Tổng hợp mẫu mặt dây Di Lặc – Ý nghĩa phong thủy

Phật Di Lặc là ai?

Di Lặc phiên âm tiếng Phạn là Maitreya, dịch nghĩa là Từ Thị. Chữ “Thị” ở đây là họ, còn chữ “Từ” chỉ cho lòng từ, bi, hỉ, xả của Ngài. Theo kinh Di Lặc Hạ Sinh, Ngài vốn là người Bà La Môn, xuất gia theo Phật và đã viên tịch trước Phật. Sở nguyện của Ngài là: “vì muốn cứu hộ thế gian và mong cầu thiện lợi và hữu ích, mong an ổn khoái lạc“. Hiện tại, Ngài đang ở cõi trời Đâu-suất (Tuṣita). Sau bốn ngàn năm, Ngài sẽ tái sinh trở lại thế giới Ta Bà, kế tiếp Đức Phật Thích Ca để truyền thừa Chánh pháp.

Di Lặc là ai?
Di Lặc là ai?

Phật Di Lặc là một vị Bồ Tát được biết đến sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Như Lai). Ngài là Phật tương lai trong cõi Ta Bà, hiện cư ngụ tại cung trời Đâu-suất. Ngài xuống trần gian để giáo hóa chúng sinh, truyền bá đạo Phật, giác ngộ về giá trị cuộc sống, mang đến niềm vui và hạnh phúc cho muôn người. Bồ Tát Di Lặc được coi là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất sau khoảng 30.000 năm nữa, thay thế Phật Thích ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi.

Phật Di Lặc được biết đến với hình ảnh một người có thân hình mập mạp, bụng to tròn, trong tay luôn cầm chiếc túi vải lớn. Đặc biệt, trên môi Ngài luôn nở một nụ cười khoan dung, độ lượng và an nhiên. Từ Di Lặc trong tên của Ngài là phiên âm theo tiếng Phạn của từ Maitreya. Tại một số nước, Ngài còn có những cái tên khác như Từ Thị, Vô Năng Thắng…

Trong Phật Giáo ở Tây Tạng, hình ảnh thường gặp của Phật Di Lặc là ở tư thế ngồi trên ngai vàng bắt chéo chân hoặc để một chân xuống sàn. Được mô tả như một vị vua ở Ấn Độ giáo hóa chúng sinh.

Truyền thuyết về Phật Di Lặc

Theo sự tích thì truyền thuyết về phật di lặc được ghi chép lại như sau:

Tại vùng Phụng Hóa, Minh Châu, Trung Quốc, có một người đàn ông tên Trương Trọng Thiên đã bắt gặp một đứa bé bị thả trôi trên suối. Ông liền đem về nuôi và đặt tên cho là Khiết Tử khi phát hiện túi vải màu xanh trên tấm đệm. Đứa bé này có thân hình bụ bẫm, chân tay mập mạp, miệng luôn cười tươi vô cùng dễ thương.

Truyền thuyết về Phật Di Lặc
Truyền thuyết về Phật Di Lặc

Khi lớn lên, Khiết Tử đến chùa xuống tóc đi tu. Ngài vác túi vải sau vai, đi ngao du khắp nơi để giáo hóa chúng sinh, truyền bá Phật giáo. Trên đường đi ai cho cái gì, Ngài cũng cho vào túi (đó là lý cho cho cái tên Hòa thượng túi vải hay Bố Đại Hòa Thượng). Ngài thường giảng kinh cho người nghèo, làm nhiều điều mầu nhiệm, lạ kỳ.

Tương truyền khi Bố Đại Hòa Thượng hành khất thường có rất nhiều trẻ con đi theo. Cho nên ngày nay có những hình ảnh tượng Phật Di Lặc tam tiểu hay ngũ phúc giúp mang tới nhiều phúc đức, con đàn cháu đống. Ông được khâm phục vì có tài tiên tri thời tiết nắng mưa. Trước khi viên tịch, Hòa Thượng nói bài kệ:

“Di Lặc, chân Di Lặc

Phân thân trăm nghìn ức

Người đời không ai biết”

Ngày 3/3/916, Hòa Thượng Bố Đại qua đời. Sau khi viên tịch, người dân vẫn thấy Bố Đại mang túi vải xuất hiện ở châu khác. Tin rằng ông chính là hóa thân của Di Lặc, người đời sau thường thể hiện hình ảnh Phật Di Lặc dưới dạng một Bố Đại mập tròn vui vẻ.

Ý nghĩa của Phật Di Lặc

  •  Tượng phật Di Lặc vác bao bố sau lưng thường mang đến ý nghĩa về sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy cho gia đình.
  • Tượng Phật Di Lặc tay cầm, đỡ thỏi vàng, đĩnh vàng hay đeo bên người xâu tiền là biểu tượng của sự may mắn, sự tài lộc, phú quý.
  • Tượng Phật Di Lặc và đám trẻ nô đùa với hình ảnh phật Di Lặc tươi cười và bao quanh là 5 đứa trẻ lại có ý nghĩa đem đến cuộc sống sung túc, con cháu đề huề, cuộc sống hạnh phúc.
  • Tượng Phật Di Lặc kéo túi tiền là sự cầu mong về tiền tài và thịnh vượng. Nhiều gia chủ thường bày trí tượng này tại các cơ sở kinh doanh, văn phòng với mong muốn người sẽ phù hộ cho việc làm ăn, kinh doanh càng ngày càng phát đạt.
  • Tượng Phật Di Lặc ôm phiến đá lại là biểu tượng của niềm vui, sự chan hòa, hòa thuận và một cuộc sống đầy may mắn.
  • Tượng Di Lặc đẹp dưới cây tùng lại mang hàm ý xua đuổi tà ma, mang may mắn, sức khỏe, tài lộc đến cho gia chủ

Tahi 5707 – Mặt dây chuyền phật Di Lặc đá quý Sapphire

Lão hèn mặc áo vá,
Cơm hẩm đủ no lòng.
Áo vá qua cơn lạnh,
Vạn sự chỉ tùy duyên.

Hình tượng Đức Phật Di Lặc được dựa theo một truyền thuyết của Trung Hoa. Thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-960), có một vị sư mập, mặc áo để hở bụng, gương mặt rất vui, trên vai đeo một cái túi vải. Đi đến đâu Ngài cũng xin, người ta cho cái gì thì bỏ vào túi vải. Sau đó, Ngài lại cho hết những đứa trẻ trên đường. Người ta gọi ngài là “Bố Đại Hòa Thượng” nghĩa là vị hòa thượng đeo túi vải. Dù có người mắng chửi, thậm chí còn nhổ nước miếng lên mặt nhưng Ngài vẫn bình thản, vui cười.

Sau dần, người ta lấy hình tượng bụng phệ, tai to, mặt lớn, miệng lúc nào cũng cười, thần thái lúc nào cũng tự tại, an vui của Bố Đại Hòa Thượng làm hình tượng của Phật Di Lặc.

Tahi 5707 – Mặt dây chuyền phật Di Lặc đá quý Sapphire
Tahi 5707 – Mặt dây chuyền phật Di Lặc đá quý Sapphire

Thông tin chi tiết sản phẩm:

Tên sản phẩm: Tahi 5707 – Mặt dây chuyền phật Di Lặc đá quý Sapphire

Sử dụng: Trang sức nam

Đá chủ:  Natural white Beryl  ( Beryl trắng tự nhiên )

Kích thước: 41.0 x 25.0 mm

Màu sắc: xám – xanh lam

Hình dạng: Tượng – trạm khắc

Độ tính khiết: Đục

Đá tấm: Sản phẩm không sử dụng đá tấm

Vật liệu: vàng tahi 10k 417 – Khối lượng: 1.5 chỉ

Tahi 5662 – 5562 – Mặt dây chuyền phật Di Lặc đá quý Ruby

Không biết từ khi nào, người ta đồng hóa Đức Phật Di Lặc với Thần Tài, qua các hình vẽ hay tượng Phật, xuất hiện thỏi vàng trên tay. Mặc dù, hình tượng này sẽ làm giảm mất tính cao quý của đức Phật, vì Ngài là người không còn tham đắm một thứ gì. Tuy nhiên, chính vì vậy mà hình tượng của Phật Di Lặc được phổ biến rộng rãi trong quần chúng chứ không gói gọn, giới hạn trong khuôn viên chùa chiền.

Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta quan niệm rằng nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và những nơi ngài đi qua đều gieo rắc hạnh phúc.

Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật, người buồn phiền cũng có thể thấy vui lên. Xoa bụng Phật được cho là mang lại vận may và sự tốt lành.

Tượng trưng cho thịnh vượng, Di Lặc thường được gắn với các biểu tượng giàu sang như đồng tiền, thỏi vàng và chiếc túi được cho là chứa rất nhiều châu báu.

Đôi khi Phật cũng mang theo quả Hồ lô, biểu tượng của sức khỏe và trường thọ hoặc chiếc Gậy như ý, biểu tượng của quyền lực. Khi mua tượng người ta thích chọn tượng Phật có khuôn mặt cười hả hê, với mong muốn nhận được nhiều niềm vui và mọi sự như ý.

Tahi 5662 – 5562 – Mặt dây chuyền phật Di Lặc đá quý Ruby
Tahi 5662 – 5562 – Mặt dây chuyền phật Di Lặc đá quý Ruby

Thông tin chi tiết sản phẩm:

Tên sản phẩm: Tahi 5662 – 5562 – Mặt dây chuyền phật Di Lặc đá quý Ruby.

Sử dụng: trang sức nam

Đá chủ:  Natural Ruby ( Ruby tự nhiên )

Màu sắc: Đỏ – tím

Khối lượng: 21.706 g

Độ tinh khiết: Đục

Kích thước: 37.0 x 31.0 x 10.0 mm

Hình dạng: Tượng – trạm khắc

Đá tấm: Sản phẩm không sử dụng đá tấm

Vật liệu: vàng Tahi 18k 750 – Khối lượng: 2.3 chỉ

Di Lặc hợp với tuổi nào?

Bồ Tát hay Phật đều là những người cứu độ chúng sinh. Với lòng từ bi vô hạn của mình mà Người cứu độ cho muôn loài chúng sanh mà không phân biệt giữa người với người. Vì vậy, cho dù gia chủ có mang tuổi gì, mệnh gì thì đều có thể trưng bày và thờ tượng Phật. Chỉ cần có đủ sự thành tâm và cung kính, Phật sẽ luôn hiển linh, bảo hộ và phù trợ cho cuộc sống gia chủ thêm phần suôn sẻ.

Di Lặc hợp với tuổi nào?
Di Lặc hợp với tuổi nào?

Phật Di Lặc vô cùng tương hợp với những gia chủ sinh vào các năm dưới đây:

  • Canh Ngọ (1930)  — Tân Mùi (1931) — Mậu Dần (1938) — Kỷ Mão (1939)
  •  Bính Tuất (1946) — Đinh Hợi (1947)
  • Canh Tý (1960) — Tân Sửu (1961) — Mậu Thân (1968) — Kỷ Dậu (1969)
  •  Bính Thìn (1976) — Đinh Tỵ (1977)
  • Canh Ngọ (1990) — Tân Mùi (1991) — Mậu Dần (1998) — Kỷ Mão (1999)
  •  Bính Tuất (2006) — Đinh Hợi (2007)
  •  Canh Tý (2020) — Tân Sửu (2021) — Mậu Thân (2028) — Kỷ Dậu (2029)…

Những điều kiêng kỵ khi đeo mặt dây chuyền Phật Di lạc

  • Không để ngọc ở nơi không sạch sẽ như nhà vệ sinh.
  • Đừng để tượng Phật bị bẩn.
  • Cần chú ý nếu bạn cần rửa Mặt Phật để tránh mất tác dụng tốt, có thể mang lại xui xẻo. Khi rửa, đặt tượng ở nơi sạch sẽ, cẩn thận không làm rơi và sử dụng nước sạch.
  • Không đeo Mặt Phật phải cất giữ nơi sạch sẽ, đừng để Phật dưới những đồ vật khác.
  • Mặt Phật sau khi khai quang không được cho người khác chạm vào, không được chơi đùa hay cư xử thiếu tôn trọng với Phật để tránh làm giảm vận khí, may mắn, tài lộc.

Câu hỏi thường gặp

Di Lặc là ai?
Di Lặc hợp với tuổi nào?