Tìm hiểu các loại đá quý phổ biến nhất. Dù không có lượng mỏ địa chất khổng lồ như Nam Phi hay có các loại đá quý nổi tiếng thế giới như Miến Điện, thị trường đá quý Việt Nam vẫn luôn sôi động và nhu cầu về cái đẹp chưa bao giờ giảm nhiệt. Những viên đá quý chất lượng tại Việt Nam hấp dẫn thế giới một phần là do độ hiếm có và chất lượng tốt của đá. Sau đây là danh sách tổng hợp các loại đá quý được săn đón nhiều nhất tại Việt Nam. Trong đó có những viên đá được khai thác trong nước, cũng có loại được nhập khẩu nhưng nhìn chung đều được sử dụng rộng rãi trong trang sức và phong thủy và trưng bày tại Việt Nam. Hãy cùng nhandaquy tìm hiểu ngay nhé!
Đá quý là khoáng chất có thể gia công sử dụng làm đồ trang sức hoặc làm đẹp. Để có thể coi là đá quý điều đầu tiên viên đá cần có là sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời rồi tới độ hiếm và độ cứng…
Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng một phần hai mươi, được coi là đá quý và đá bán quý. Các loại đá này, hầu hết được tìm thấy ở lớp vỏ trái đất hay lẫn trong các loại khoáng vật khác. Một số loại đá quý như hổ phách, ngọc trai, san hô hay ngà voi có nguồn gốc từ động vật. Được gọi là đá quý hữu cơ, tuy không được bền như đá khoáng sản nên thường được đánh bóng, chạm khắc hoặc khoan xâu thành các chuỗi hạt.
Một loại vật chất được coi là đá quý, đá bán quý khi đạt được các tiêu chuẩn sau:
Độ cứng: đạt độ cứng cao và bền lâu với thời gian.
Độ đẹp: khi có thể tương tác với ánh sáng và có màu sắc, khúc xạ và khả năng phản xạ ánh sáng.
Độ hiếm: càng khó tìm kiếm trong tự nhiên thì giá trị của nó càng cao.
Hình dạng: được hình thành và tạo ra tự nhiên, với các loại đá được tạo ra bởi con người không phải đá quý hay bán quý.
Đặc điểm và phân loại đá quý
Vẻ đẹp, sự hấp dẫn của đá quý: Để trở thành một viên đá quý hay bán quý đầu tiên cần có tính chất quang học hấp dẫn. Chúng cần sở hữu một màu sắc đẹp hay sự lấp lánh qua phản xạ, khúc xạ hoặc phân tán ánh sáng…
Màu sắc (Color ) có thể coi màu sắc chính là đặc tính quan trọng nhất của đá quý. Các loại đá quý như kim cương, ruby, thạch anh tím, ngọc lục bảo… có màu sắc tuyệt đẹp và chính điều đó làm nên sự hấp dẫn của chúng.
Sự lấp lánh (Sparkle )
Các yếu tố quyết định tới sự lấp lánh đó là:
Sự phản xạ (Reflection): tất cả các loại đá sẽ phản chiếu ánh sáng từ bề mặt của chúng, số lượng ánh sáng phản xạ sẽ phụ thuộc vào mặt phản xạ của viên đá. Một viên đá có bề mặt phản xạ tốt khi có độ phẳng tốt. Sự phản xạ ở bề mặt được gọi là “ánh” (lustrer). Đá trong suốt sẽ phản chiếu ánh sáng từ bề mặt bên trong chúng, phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ của viên đá.
Sự khúc xạ (Refraction): lượng ánh sáng bị khúc xạ là một tính chất quan trọng của tất cả các loại đá quý. Để đo chỉ số khúc xạ của vật liệu này cần dùng chiết suất hay RI.
Sự tán xạ (Dispersion): tán xạ là sự khác biệt chỉ số khúc xạ đối với các màu sắc khác nhau trên cùng một loại vật liệu. Ánh sáng trắng bao gồm tất cả các màu sắc: đỏ, da cam, lục, lam, tràm, tím, một loại đá tốt có độ tán xạ cao và sẽ phân chia ánh sáng theo các màu trong dải quang phổ (7 sắc cầu vồng ).
Kim cương: phổ biến nhất trong các loại đá quý ở Việt Nam
Vị trí hàng đầu trong danh sách các loại đá quý nổi tiếng này thuộc về Kim cương là điều hiển nhiên. Tiêu chuẩn 4C của GIA được hình thành để đánh giá loại đá quý này, trong đó yếu tố màu sắc được phân loại dựa trên thang điểm màu của GIA với độ không màu giảm dần từ D – Z. Những viên Kim cương hàng đầu hoàn toàn trong suốt sẽ ở thang điểm D, cực kỳ hiếm có. Ánh màu vàng ấm xuất hiện rõ dần trong các thang điểm bên dưới.
Với những viên kim cương có sắc tố màu rõ rệt nằm ngoài hệ thống đánh giá trên sẽ được xếp vào loại kim cương màu cực kỳ hiếm có và đắt giá như: kim cương vàng, kim cương đen, hồng và kim cương xanh … Trong đó kim cương đỏ là loại đá đắt đỏ và quý hiếm nhất, hiện chưa tới 30 viên được tìm thấy.
Trên thang điểm Mohs, kim cương đứng đầu với độ cứng là 10 điểm, cho thấy khả năng chống xước tuyệt vời. Do đó, kim cương có một chất lượng hoàn hảo để thách thức bất kỳ loại thiết kế trang sức nào từ vòng tay, dây chuyền hay nhẫn cưới,…
Peridot — Myanmar
Là một trong những loại đá quý lâu đời nhất được biết đến, Peridot đã được người ta săn tìm từ thời Ai Cập cổ đại, với cái tên ưu ái là “viên đá của mặt trời”. Liên kết giữa khoáng vật màu vàng xanh này với các vì sao đã được tiên đoán từ trước. Các tinh thể Peridot được tìm thấy từ các thiên thạch đâm vào trái đất, hoặc từ tàu vũ trụ NASA trong quá trình thu thập các mẫu vật từ bụi sao chổi trong không gian.
Peridot có nhiều màu sắc khác nhau. Một số loại mẫu vật xanh nhất đôi khi còn bị nhầm lẫn với ngọc lục bảo khi nhận dạng trong phòng thí nghiệm. Peridot có độ khúc xạ kép cao, ánh sáng được phản chiếu nhiều hơn qua các mặt cắt của đá, khiến cho chúng có độ sáng giống như một viên kim cương.
Những viên peridot tốt nhất có nguồn gốc từ Myanmar, và luôn được tôn vinh bởi màu sắc rực rỡ của chúng. Chiếc vòng cổ này là của Verdura được gắn 55 viên Peridot Burmese, được cắt theo kiểu cushion, có trọng lượng hơn 275 carat và giá trị là $265,000 (khoảng 6 tỷ đồng)
Câu hỏi thường gặp
Đá quý là gì?
Đá quý là khoáng chất có thể gia công sử dụng làm đồ trang sức hoặc làm đẹp. Để có thể coi là đá quý điều đầu tiên viên đá cần có là sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời rồi tới độ hiếm và độ cứng...
Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng một phần hai mươi, được coi là đá quý và đá bán quý. Các loại đá này, hầu hết được tìm thấy ở lớp vỏ trái đất hay lẫn trong các loại khoáng vật khác. Một số loại đá quý như hổ phách, ngọc trai, san hô hay ngà voi có nguồn gốc từ động vật. Được gọi là đá quý hữu cơ, tuy không được bền như đá khoáng sản nên thường được đánh bóng, chạm khắc hoặc khoan xâu thành các chuỗi hạt.