ROSOLITE GARNET

ROSOLITE GARNET – SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA TỰ NHIÊN
Rosolite (ko nhầm với Rhodolite nhé mọi người) có thể hiểu là loại Grossular Garnet màu đỏ hồng, độ trong mờ, được tìm thấy lần đầu ở vùng Lake Jaco, Mexico vào năm 1893.
Tên Rosolite được đặt theo tiếng Latin “Rose-lite”, nghĩa là viên đá có màu hồng tươi. Rosolite còn có tên khác là Landerite, Rose Garnet, Xalostocite.
Màu hồng phần bên ngoài của Rosolite được tạo ra bởi Mn3+. Mn3+ có lẽ được biến đổi từ Mn2+ ban đầu do tiếp xúc với nguồn bức xạ trong điều kiện tự nhiên (tương tự như trường hợp của Rubellite Tourmaline). Trong khi màu nâu tối ở giữa của Rosolite lại được tạo thành bởi Fe3+, giàu Titan giống như Melanite.
Điểm rất độc đáo của Rosolite là thành phần Andradite thường tập trung nhiều ở chính giữa tinh thể. Vì thế, phần bên trong luôn lõi có từ tính luôn mạnh hơn bên ngoài.
Theo phân tích cũ, Rosolite được xác định thành phần gồm: 95.68% Grossularite, 2.82% Pyrope and 1.5% Andradite.
Phân tích năm 2017 của GIA cho thấy, lõi của Rosolite chứa khoảng 10% Andradite, 23% Morimotoite, 4% Schorlomite, 3% Pyrope và 60% còn lại chủ yếu là Grossular. Thành Andradite sẽ giảm dần, trong khi tỉ lệ Grossular sẽ tăng dần ở phần bên ngoài của tinh thể.
Rosolite cũng có khả năng phát huỳnh quang màu hồng đến hồng cam dưới ánh sang đèn UV, do có chứa thành phần Chrome.
Tính đến nay, Rosolite chủ yếu được khai thác ở Mexico, nhưng một số cũng được tìm thấy ở Quebec, Canada. Điểm chung của tinh thể thô Rosolite thường mờ đục, lẫn nhiều điểm tối màu và quá nhỏ để chế tác thành đá quý. Vì thế, một viên Rosolite có chất lượng đá quý, trong suốt là cực kỳ hiếm và có giá không tưởng.
Trên thị trường, đôi khi vẫn xuất hiện một vài viên Grossular với với màu hồng nhạt đến hồng phớt tím nhẹ với độ trong suốt khá đẹp, có nguồn gốc Mỹ hoặc Đông Phi, được chào bán với danh nghĩa “Rosolite/Pink Tsavorite”. Ở gốc độ thương mại thì là không sai, nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào xác nhận đấy chính là Rosolite.