Quá trình hình thành của kim cương. Là một trong số những loại đá quý được yêu thích nhất – kim cương – sở hữu những vẻ đẹp vượt thời gian và có giá trị lớn về mặt kinh tế. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc kim cương hình thành ra sao hay chưa? Hãy cùng nhandaquy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Kim cương là gì?
Kim cương là một trong hai dạng thù hình đặc trưng nhất của Carbon, dạng còn lại là than chì; là loại khoáng chất hiếm được hình thành sâu trong lòng đất và được biết đến nhiều nhất trong hệ thống kim loại, đá quý bởi vẻ đẹp lung linh, độ cứng cao và giá trị kinh tế mà nó đem lại. Hơn nữa, khả năng quang học ở kim cương cực tốt do đó chúng được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong ngành kim hoàn đối với những viên kim cương chất liệu tốt.
Kim cương được đánh giá là một khoáng chất hiếm sở hữu những tính chất vật lý hoàn hảo đồng thời là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám bởi chúng có khả năng giữ bề mặt đánh bóng rất tốt trong một khoảng thời gian rất lâu. “Kim cương” là tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn có tên là “admas” ở Hy Lạp nghĩa là “không thể phá huỷ”. Từ xa xưa. những người cổ đại đã tìm ra được kim cương và biết sử dụng chúng để tạo ra những mũi khoan.
Đặc biệt, ở Ấn Độ cách đây khoảng 2500 năm thì kim cương đã được người dân sưu tầm như một loại đá quý và ứng dụng vào việc trang trí những biểu tượng tôn giáo của họ. Tuy nhiên, những viên kim cương trở nên phổ biến thực sự khi mà kỹ thuật cắt cũng như đánh bóng vào thế kỷ 19 đạt tới một trình độ mới, khi mà nền kinh tế xã hội thực sự phát triển, con người bắt đầu có của ăn của để.
Lúc này, những nhà kim hoàn bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này nhằm hướng người dùng đến nhu cầu làm đẹp của những đồ trang sức được làm từ kim cương.
Sự hình thành của kim cương
Kim cương là dạng hình thù được biết đến nhiều nhất của Cacbon.
Những viên kim cương lấp lánh được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon, dưới nhiệt độ cao và áp suất rất cao, có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Trên trái đất, mọi nơi đều có thể sản sinh ra kim cương. Bởi ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương.
Kim cương xuất hiện từ bao giờ, ở đâu?
Các nhà khoa học đã cho rằng kim cương được hình thành từ rất lâu, khoảng 1 tỷ đến 3,5 tỷ năm. Việc hình thành kim cương diễn ra trong điều kiện vật lý đặc biệt hiếm, tuy nhiên nó lại được tạo ra từ một trong những nguyên tố cơ bản xuất hiện nhiều nhất trong thiên nhiên, đó là các-bon. Sự kết tinh xảy ra trong những điều kiện vật lý khắt khe, khi mà áp lực vượt 5 gigapascal (GPa) và nhiệt độ đạt trên 1300°C, tương đương với những điều kiện ở độ sâu từ 100-200 km dưới lòng đất.
Khi kim cương được các ống nham thạch đưa gần lên mặt đất, chúng có thể bị “rò rỉ” qua một khu vực lớn xung quanh. Một ống nham thạch được đánh giá là nguồn kim cương chính. Ngoài ra còn có thể kể đến một số viên kim cương rải rác do các nhân tố bên ngoài (môi trường, nguồn nước). Tuy nhiên, số lượng này cũng không lớn.
Kim cương còn có thể bị đưa lên mặt đất khi có sự đứt gãy các lục địa mặc dù điều này vẫn chưa được hiểu rõ ràng và hiếm xảy ra.
Sự hình thành kim cương từ ngoài vũ trụ
Kim cương còn có thể được hình thành trong những hiện tượng có áp suất và nhiệt độ cao khác. Người ta đã tìm thấy trong tâm thiên thạch có những tinh thể kim cương kích thước cực kì nhỏ, chính các hạt bụi kim cương này được các nhà khoa học hiện đại dùng để xác định vị trí thiên thạch rơi xuống trái đất.
Kiến thức về kim cương màu
Màu sắc thường được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của một viên kim cương vì ngay cả những người nghiệp dư cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Màu sắc truyền thống của kim cương là màu trắng hoặc không màu.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong nghề cho biết rất hiếm có các viên kim cương không màu. Hầu hết các viên kim cương có màu vàng nhạt – rất nhạt đến độ gần như không đáng kể.
Màu sắc của kim cương tự nhiên là một yếu tố quan trọng trong bảng tiêu chuẩn 4C của GIA để đánh giá về chất lượng tổng thể của kim cương, bên cạnh các yếu tố khác như độ tinh khiết, vết cắt và cân nặng carat.
Trong bảng đo màu sắc, phần lớn kim cương nằm trong dải màu từ không màu (đôi khi được gọi là trắng – colorless diamond) đến gần không màu, và sau đó chuyển sang màu ám vàng hoặc hơi ám nâu.
Màu kim cương phổ biến được phân loại dựa trên mức độ trắng hoặc không màu. Viện Đá Quý Hoa Kỳ (GIA) đã sắp xếp các biến thể khác nhau về màu sắc trong quá trình hình thành kim cương tự nhiên thành một bảng phân loại màu chuẩn được công nhận và sử dụng rộng rải trên toàn thế giới.
Bảng màu kim cương tự nhiên trong chứng nhận kim cương GIA được đánh thứ tự giảm dần từ D tới Z. D là giá trị cao nhất là loại kim cương không màu (colorless) và Z là loại kim cương có giá trị thấp nhất trong bảng màu với ánh vàng hoặc ánh nâu.
Kim cương không màu được phân loại bằng các chữ cái D, E và F trong bảng màu sắc kim cương GIA. Các cấp màu phổ biến nhất mà người tiêu dùng kim cương gặp phải chạy từ cấp màu G đến cấp màu M.
Những viên kim cương có màu hơi ánh vàng hoặc hơi ánh nâu nhận được các cấp màu K, L hoặc M. Các cấp màu N, O, P, Q và R đại diện cho đá có sắc độ vàng nhạt dần dần, trong khi các cấp từ S đến Z đại diện cho kim cương có màu ngày càng ố vàng hoặc ố nâu.
Kim cương có mấy loại?
Để bổ sung thông tin cho khái niệm kim cương là gì thì Citinews xin cung cấp thêm cho quý bạn về màu sắc của những viên kim cương đẹp nhất thế giới hiện tại. Chúng ta thường biết đến loại đá quý này với những viên đá trong suốt, không màu và lấp lánh. Nhưng trên thực tế, kim cương tự nhiên rất hiếm không có màu sắc. Màu sắc tự nhiên của nó trải dài từ xám, trắng, vàng, xanh đến nâu, hồng. Trong đó, kim cương đỏ, kim cương hồng, kim cương trắng là những kim cương màu hiếm. Còn kim cương vàng, kim cương xanh, kim cương đen là những lọa kim cương phổ biến hơn.
GIA đã phân cấp màu sắc cho kim cương không màu theo bảng chữ cái từ nước D đến nước Z. Theo đó, kim cương nước D là đẹp nhất vì nó trong suốt, không màu và là loại có màu sắc cao cấp nhất, cực kỳ hiếm và đắt nhất.
Tuy nhiên, đó chỉ là cách phân định của GIA. Trên thực tế, việc đánh giá màu sắc đẹp xấu của một viên kim cương còn phụ thuộc vào cả gu thẩm mỹ cũng như quan điểm của mỗi người nữa.
Ý nghĩa kim cương đối với đời sống
Nó được mệnh danh là “vua của các loại đá quý”. Vậy kim cương là gì? Vì sao lại mê hoặc nhiều người như thế? – Đã từ lâu loại đá quý gắn liền với quyền lực này đã luôn được biết như một món đồ trang sức có giá trị cao và được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới không chỉ bởi sở hữu vẻ ngoài mê hoặc, hoàn mỹ mà còn bởi chúng là sự kết hợp hoàn hảo của những yếu tố sau:
Giá trị cao
Chi phí khai thác đắt đỏ cộng thêm sự hạn chế về số lượng (một viên kim cương hình thành phải trải qua hàng tỷ năm lắng đọng các khoáng chất trong tự nhiên) và sự hao hụt trong quá trình xử lý là những nguyên nhân hàng đầu khiến nó luôn trong tình trạng khan hiếm và sở hữu mức giá “trên trời” mà khó có loại đá quý nào khác đuổi kịp.
Đó cũng là nguyên nhân lý giải vì sao đây luôn là món đồ gắn liền với sự sang trọng, đẳng cấp và là loại trang sức hấp dẫn dành cho giới thượng lưu.
Tính thẩm mỹ cao
Kim cương trong tự nhiên vốn đã mang vẻ đẹp kết tinh qua hàng tỷ năm. Qua bàn tay chế tác tỉ mỉ và khéo léo của con người, nó lại càng mang vẻ đẹp hoàn mỹ, lấp lánh sang trọng hơn cùng với màu sắc độc đáo, độ tinh khiết cao và đặc biệt là khả năng khúc xạ ánh sáng tốt.
Chất lượng tốt
Với thang điểm 10/10 về độ cứng cùng tính chất vật lý hoàn hảo, chất lượng của kim cương gần như là vĩnh cửu và rất khó bị trầy xước như các loại đá quý thông thường.
Giá trị phong thuỷ
Không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ, nó còn là vật phẩm mang đến rất nhiều ý nghĩa về mặt phong thuỷ. Thậm chí nó còn được xếp vào loại đá quý đứng đầu trong “ngũ đại bảo thạch” gồm: Kim cương, Ruby, Sapphire, Ngọc lục bảo, Opal và là viên đá “quyền năng” có tác dụng mang đến nguồn năng lượng tích cực, loại bỏ các nguồn năng lượng xấu đồng thời giúp chủ nhân gặp nhiều may mắn và thuận lợi trên con đường công danh sự nghiệp cũng như bình an về mặt sức khoẻ.
Không bị mất giá
Không giống như một số loại đá quý khác có giá trị giảm dần theo thời gian do chất lượng “xuống cấp” trong quá trình sử dụng, vẻ đẹp và chất lượng của kim cương là vĩnh cửu và vượt qua thời gian. Do đó nó sẽ không bị mất giá trong quá trình mua đi bán lại. Thậm chí, với việc trong tự nhiên ngày càng khan hiếm thì chắc chắn giá trị sẽ có xu hướng ngày càng tăng chứ không thể giảm.
Phân biệt kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo
Ngoài kim cương tự nhiên, kim cương nhân tạo cũng được sử dụng phổ biến hiện nay nhưng kim cương tự nhiên thì luôn có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với kim cương nhân tạo. Đồng nghĩa với việc mọi người có cơ hội được sử dụng kim cương cũng như có nhiều lựa chọn trong việc mua trang sức kim cương.
Tuy nhiên, nếu không có kiến thức về kim cương, bạn rất có thể bị lừa mua phải kim cương nhân tạo nhưng lại phải rút hầu bao bằng giá trị kim cương tự nhiên.
Sử dụng thí nghiệm sương mù bằng cách hà hơi
Bề mặt kim cương tự nhiên sẽ không tạo ra lớp sương mù bởi kim cương không giữ nhiệt. Đồng nghĩa với việc khi bạn hà hơi vào viên kim cương bạn muốn thử nếu xuất hiện lớp sương mù khoảng vài giây trên bề mặt thì đó là viên kim cương nhân tạo.
Kiểm tra độ phát sáng
Kim cương sẽ phát ra huỳnh quang màu xanh nếu đặt nó dưới ánh sáng tia cực tím bởi vậy dụng cụ chiếu tia UV sẽ rất cần thiết với bạn trong trường hợp này.
Dưới tác dụng của tia UV, nếu viên kim cương chuyển sang ánh sáng không phải màu xanh hoặc chuyển màu khác thì đó là kim cương nhân tạo. Và khi xuất hiện ánh sáng màu xanh thì đó mới chính là kim cương tự nhiên.
Sử dụng cuốn sách có chữ rồi đặt viên kim cương lên phía trên
Nếu bạn có thể nhìn được rõ nét những dòng chữ trên cuốn sách tuy có thể chữ hơi bị xiêu vẹo do hiệu ứng ánh sáng thì đó là kim cương nhân tạo. Và ngược lại, nếu hình ảnh bị mờ thì đó là kim cương tự nhiên do cấu trúc phức tạp của kim cương hoặc đơn giản là ánh sáng truyền qua bị cản trở bởi tạp chất phức tạp chưa trong kim cương.
Dùng kính lúp
Những viên kim cương tự nhiên thường có một vài khuyết điểm nhỏ hoặc chứa tạp chất bên trong, giác cắt rất sắc sảo, sắc cạnh bạn có thể nhìn rõ được thông qua kính lúp. Và ngược lại, đối với những viên có cạnh tròn, không sắc và không có khuyết điểm nào thì là kim cương nhân tạo.
Top 5 viên kim cương đắt nhất thế giới
5 viên kim cương dưới đây quý hiếm và đắt giá nhất hành tinh. Có thể nói không ngoa rằng chúng là những viên kim cương độc nhất vô nhị, tuyệt tác của tạo hóa:
TOP | Tên viên kim cương | Kích thước | Giá trị |
1 | Kohinoor Diamond (Mountain of Light) | 105,6 carat | VÔ GIÁ |
2 | The Cullinan Diamond | 3106,75 carat | 400 triệu USD |
3 | The Hope Diamond | 112 carat | 350 triệu USD |
4 | De Beers Centenary Diamond | 273,85 carat | 100 triệu USD |
5 | Pink Star Diamond | 59,6 carat | 71,5 triệu USD |
Liên hệ:
Tahigems cam kết nỗ lực hết mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng với những giá trị mà khách hàng mong đợi.
LIÊN HỆ
- Cơ sở 1: Văn Phòng TahiGems – Số 11/85 Định Công Thượng – Hoàng Mai – Hà Nội
- Cơ sở 2: Cửa hàng vàng bạc đá quý Thêu Sự- Tài Giá, Quỳnh Hưng, Quỳnh Phụ, Thái bình 0965.47.67.87
- Số điện thoại: 090.11.66.555 – 098.33.22.848 – 094.33.22.848
- Email: TahiGems@gmail.com