Ý nghĩa của dây chuyền thánh giá là gì? Mặt dây chuyền Thánh giá là một trong những phụ kiện trang sức có sức mua lớn hiện nay. Không chỉ là một loại trang sức thông thường, mặt dây chuyền có hình Thánh giá còn là tín ngưỡng, là niềm tin bất diệt của đối với những người theo đạo Công giáo. Vậy ý nghĩa của mặt dây chuyền Thánh giá là gì? Có phải ai cũng đeo được loại vật phẩm này hay không? Cần chú ý gì khi đeo dây chuyền thánh giá?
Cùng Nhandaquy đi tìm câu trả lời ngay nhé!
Ý nghĩa của dây chuyền
Nếu nhẫn là vật để minh chứng cho hôn nhân thì dây chuyền là trang sức tượng trưng cho tình yêu của đôi lứa. Nếu là người nghiện phim tình cảm và lãng mạn, bạn sẽ thấy các chàng nhân vật chính luôn chọn dây chuyền làm thứ họ trao cho bạn gái của mình. Nếu bạn được tặng dây chuyền thì điều đó chứng tỏ rằng chàng ấy rất coi trọng và nghiêm túc với mối tình cảm giữa hai người đấy, đồng thời các chàng cũng muốn thể hiện rằng tình cảm này sẽ kéo dài mãi mãi như hình dạng của sợi dây chuyền không có điểm đầu và điểm cuối.
Dây chuyền là món quà dễ tặng, chúng nói lên sự quan tâm của người tặng với người được tặng. Nếu tặng cho bạn gái thì có ý nghĩa là vòng tròn của tình yêu không có điểm dừng. Luôn luôn nồng nàn và rực cháy – Một tình yêu vĩnh cửu đồng tâm. Còn nếu tặng cho mẹ, cho chị em trong nhà, cho bạn bè thì còn mang ý nghĩa yêu thương, trân trọng.
Có thể nói rằng dây chuyền, nhất là dây chuyền bạc phổ biến nhất trong số những món quà. Chúng dễ mua, dễ chọn lựa và hầu như chị em nào cũng đều yêu thích. Đặc biệt, dây chuyền bằng bạc thì phù hợp với hầu hết mọi trang phục cũng như phong cách ăn mặc của chị em. Đây quả thực là một đề xuất quà tặng vô cùng phù hợp.
Dây chuyền – món quà thể hiện sự quan tâm
Dây chuyền- món quà nhỏ mà vô cùng tinh tế. Dù là bạn đang muốn tỏ tình với nàng ấy, hay bạn muốn dành tặng cho người yêu sự bất ngờ đặc biệt. Hoặc có thể là muốn cảm ơn bà xã vì những điều tuyệt vời mà nàng đã dành cho gia đình nhỏ. Thì dây chuyền luôn là quà tặng phù hợp, gửi gắm trọn vẹn ý nghĩa mà các chàng không thể diễn tả hết bằng lời.
Còn gì hạnh phúc hơn khi tự tay đeo cho người mình yêu sợi dây chuyền nhỏ xinh xắn mà mình đã kỳ công lựa chọn. Đặc biệt, còn gì tuyệt vời hơn khi được nhìn thấy gương mặt của nàng nở nụ cười hạnh phúc.
Dây chuyền- vòng tròn của tình yêu
Nếu trái tim vẫn thường được coi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, còn hoa hồng biểu tượng cho vẻ đẹp của tình yêu. Thì dây chuyền tượng trưng cho vòng tròn tình yêu của hai bạn. Tuy có điểm đầu và điểm cuối nhưng chúng luôn được móc nối lại với nhau, thể hiện tình cảm của hai bạn sẽ không bao giờ bị tách rời, luôn được gắn chặt.
Dây chuyền dù có điểm đầu và điểm cuối nhưng luôn kết nối với nhau, vì thế nó được coi như một vòng tuần hoàn, biểu tượng cho tình yêu lâu bền. Một ý nghĩa thật đẹp và đáng trân trọng. Nếu những cặp nhẫn cặp thường được các cặp đôi trao tặng nhau khi mối quan hệ đã quá thân thiết, gần gũi có thể tiến tới hôn nhân thì dây chuyền lại luôn là món đồ dễ tặng, phù hợp trong mọi giai đoạn yêu của đôi lứa.
Ý nghĩa của mặt dây chuyền Thánh giá
Thánh giá là một biểu tượng có hình chữ thập với hai thanh thẳng đan chéo vuông góc với nhau, trên đó là hình ảnh Chúa Giê Su bị đóng đinh. Đây là biểu tượng dành cho các giáo hội Kitô, là tín ngưỡng bất diệt của những người theo đạo Công giáo. Thánh giá chỉ được chấp nhận khi có hình Chúa Giê Su bị đóng đinh trên đó. Nếu không nó chỉ được coi là thập giá, ý nghĩa vì thế cũng thay đổi.
Hình ảnh thập giá có từ thời Đế Quốc La Mã, là biểu tượng của sự chết chóc, ô nhục. Bởi đây là vật được sử dụng để làm nơi xử tử các tù nhân. Cũng vì thế mà ở đâu có sự xuất hiện của thập giá thì ở đó có tang thương, chết chóc.
Ngược lại, Thánh giá lại mang ý nghĩa là biểu tượng cho niềm tin về sự sống lại của Chúa Giê Su. Bởi chỉ khi Chúa phục sinh từ cõi chết thì cây Thập giá mà Chúa bị đóng đinh mới được coi là Thánh Giá. Với ý nghĩa đó, Thánh giá đối với người Công giáo là vật vô cùng thiêng liêng, được họ nâng niu, luôn đeo bên mình và trang trí trong nhà để nhắc nhở bản thân phải sống có đạo đức, yêu thương, đùm bọc, che chở cho mọi người. Ứng dụng hình tượng thánh giá thông qua các trang sức như mặt dây chuyền Thánh giá khi đeo lên người vẫn giữ nguyên ý nghĩa tốt đẹp này.
Người không theo đạo không được đeo Thánh giá?
Điều này là không đúng. Dù là vật linh thiêng, là tín ngưỡng của những con chiên thuộc đạo Ki-tô,nhưng bên Công giáo không hề cấm người ngoại đạo đeo Thánh giá. Và hiện tại cũng chưa có bất cứ tài liệu nào khẳng định rằng chỉ người theo đạo Công giáo mới được phép đeo Thánh giá, còn người không theo đạo thì không được đeo.
Do đó, nếu bạn là một người vô thần (tức là không theo tôn giáo nào) thì hoàn toàn có thể đeo các trang sức, vật phẩm như mặt dây chuyền Thánh giá theo sở thích của mình. Tất nhiên, việc sử dụng này cũng phải có lòng tôn trọng, tôn kính nhất định, tuyệt đối không có bất cứ hành động nào xúc phạm hay gây ô uế biểu tượng rất thiêng liêng của người Ki-tô giáo.
Trong trường hợp bạn theo một tôn giáo khác thì nên cân nhắc kỹ về đặc thù và giới hạn của tôn giáo mình để quyết định có nên đeo dây chuyền có biểu tượng hình Thánh giá hay không.
Ý nghĩa dây chuyền thánh giá kết hợp ngọc bích
Thánh giá là một trong những biểu tượng tôn giáo được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Bạn có thể bắt gặp biểu tượng này ở mọi nơi. Không chỉ trong các nhà thờ và thánh đường, mà còn trong nhà riêng, trong phim và tranh ảnh, sách báo hay những video âm nhạc. Thánh giá cũng được sử dụng trong các món đồ trang sức như bông tai, chiếc vòng cổ…
Thánh Giá được xem như là hình ảnh tiêu biểu nhất liên hệ đến cuộc đóng đinh của Chúa Jesus , là biểu tượng đặc trưng của các giáo hội Kitô giáo. Hình tượng Thánh giá thường gồm hai thanh thẳng đan chéo vuông góc nhau với hình ảnh Chúa Jesus bị đóng đinh trên đó. Trước khi Chúa Jesus chịu khổ hình, cây gỗ treo ông lên chỉ được gọi là cây thập giá. Đây là một công cụ của sự trừng phạt và là một biểu tượng của sự kinh dị, thường dùng để xử tử những người phản nghịch, dị giáo, nô lệ và những người không có quyền công dân.
Hiện nay, có nhiều loại Thánh giá dược sử dụng như Thánh giá Hy Lạp (có hình như dấu +), Thánh giá Latin (có thanh đứng dài và thanh ngang ngắn hơn), Thánh iá chữ T (giống chữ T)… Trong đó, Thánh giá Latin được công nhận rộng rãi nhất và được sử dụng trong nhiều thế kỷ như là một biểu tượng của đạo Thiên Chúa.
Với những tín đồ của đạo Thiên Chúa, cây Thánh giá tượng trưng cho sự hy sinh của Chúa Jesus để cứu chuộc thế giới đồng thời cũng là lời nhắc nhở các tín đồ về việc Đức Chúa trời đã hy sinh con trai duy nhất của mình cho nhân loại. Cây Thánh giá mang ý nghĩa chỉ cả sự đau khổ và chiến thắng. Trong đó, chi tiết về việc bị đóng đinh thập giá của Chúa Jesus là biểu tượng của đau khổ. Cây Thánh giá cũng là một biểu tượng cho chiến thắng và vinh quang của Chúa Jesus trước cái ác và cái chết bởi người ta tin rằng qua cái chết và sự phục sinh của mình.
Thánh giá đã trở thành một thành phần thiết yếu của đời sống của các tín đồ theo đạo Thiên Chúa kể từ thời các tông đồ, được sử dụng trong tất cả các dịch vụ Giáo hội và những lời cầu nguyện. Những người theo đạo Thiên Chúa tin rằng, việc ra dấu Thánh giá sẽ bảo vệ họ khỏi tai nạn, bất hạnh và có được sự che chở của Đức Chúa Trời cho họ. Đó là lý do các tín đồ Thiên Chúa giáo Chính thống tôn thờ Thánh giá rất nhiều, chúc lành cho bản thân với các dấu Thánh giá, đeo Thánh giá trên ngực của mình và tô điểm cho ngôi nhà và nhà thờ của họ với cây Thánh giá.
Niềm tin rằng cây thánh giá có thể xua đuổi ma quỷ và bảo vệ người đeo nó đã đi qua một chặng đường dài. Từ những thế kỷ đầu của đạo Thiên Chúa, người theo đạo đã có tục dùng tay làm dấu Thánh giá trên mình. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy biểu tượng Thánh giá trên các cơ sở từ thiện, bệnh viện, nhà thờ, hội chữ thập đỏ, trong nhà các tín đồ theo đạo Thiên Chúa, trong các nghĩa trang… Từ nhà riêng đến nhà thờ, vị trí trang trọng nhất luôn dành cho Cây Thánh giá.
Thông tin chi tiết sản phẩm:
Tên sản phẩm: Tahi 5632 – Mặt dây chuyền thánh giá kết hợp ngọc bích.
Sử dụng: Trang sức nam
Đá chủ: Natural Nephrite ( ngọc bích tự nhiên )
Kích thước: 52.8 x 32.0 mm
Màu sắc: Xanh lục
Hình dạng: Thánh giá
Độ tính khiết: trong suốt
Đá tấm: Sản phẩm không sử dụng đá tấm
Vật liệu: vàng tahi 18k 750 – Khối lượng: 0.2 chỉ
Chú ý: Sản phẩm này được tu sửa và làm mới theo yêu cầu của khách hàng. Giá thành của sản phẩm chỉ bao gồm đá chủ và phần vàng bù 0.2 chỉ.
Bảo quản mặt dây chuyền Thánh giá thế nào?
Việc đeo dây chuyền Thánh giá dù với con Chiên hay người vô thần thì đều phải thể hiện được sự trân trọng, tôn kính đến loại vật phẩm này. Ngoài tác dụng thẩm mỹ, đeo mặt dây chuyền hình Thánh giá là để tin và làm theo những điều tốt đẹp theo lời dạy của Chúa Giê Su, đó là sống thiện lành, làm nhiều việc tốt.
Để bảo quản tốt trang sức có hình Thánh giá, bạn lưu ý một số điều sau đây:
- Trong quá trình sử dụng, nên hạn chế để mặt dây chuyền tiếp xúc với những hóa chất độc hại, mồ hôi, muối, chất tẩy rửa. Bởi việc tiếp xúc thường xuyên với những chất này có thể khiến mặt dây chuyền nhanh bị xỉn màu.
- Mặt dây chuyền và dây chuyền nên đồng chất liệu, vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa dễ bảo quản, vệ sinh.
- Khi không đeo, nên bảo quản dây chuyền trong hộp riêng, tránh để chung với các vật khác, đặc biệt là vật kim loại.
- Bạn cũng không nên xịt nước hoa trực tiếp lên mặt dây chuyền Thánh giá vì có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.
- Thường xuyên dùng vải và dung dịch vệ sinh trang sức chuyên dụng để vệ sinh cho dây chuyền của bạn luôn sáng bóng, bền màu.
- Tránh va chạm ngọc với vật cứng. Mặc dù độ cứng của ngọc cao, nhưng nó rất dễ bị nứt sau khi bị va chạm mạnh. Trên thực tế, các vết nứt xảy ra từ bên trong, nghĩa là cấu trúc phân tử bên trong bị vỡ. Những vết nứt đó không thể nhìn thấy bằng mắt thường nó sẽ làm giảm đi sự hoàn hảo và giá trị kinh tế của ngọc.
- Nếu trên bề mặt ngọc bám bụi bẩn cứng đầu hoặc vết dính dầu thì cần rửa sạch bằng bàn chải mềm và nước nóng vừa phải. Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy hóa học.Nếu bạn sở hữu miếng ngọc giá trị, được chạm khắc tỷ, tinh tế vệ sinh ngọc là vấn đề thường xuyên. Nếu bạn không có khả năng tự vệ sinh ngọc, bạn nên đến những nơi có chuyên môn để làm sạch và bảo dưỡng để ngọc sáng hơn mà không bị ăn mòn, trầy xước.
Liên hệ:
Tahigems cam kết nỗ lực hết mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng với những giá trị mà khách hàng mong đợi.
- Cơ sở 1: Văn Phòng TahiGems – Số 11/85 Định Công Thượng – Hoàng Mai – Hà Nội
- Cơ sở 2: Cửa hàng vàng bạc đá quý Thêu Sự- Tài Giá, Quỳnh Hưng, Quỳnh Phụ, Thái bình 0965.47.67.87
- Số điện thoại: 090.11.66.555 – 098.33.22.848 – 094.33.22.848
- Email: TahiGems@gmail.com