Những viên kim cương màu đắt nhất thế giới

Những viên kim cương màu đắt nhất thế giới. Kim cương vẫn luôn là những viên đá quý thiên nhiên được nhiều người săn đón và quý giá nhất trên thế giới hơn các loại đá thiên nhiên vào. Vậy kim cương nào đắt nhất thế giới? Kim cương màu là một vật báu được mẹ thiên nhiên ban tặng mà con người ngày đêm khao khát. Kim cương màu có giá trị cực kỳ cực kỳ lớn, thậm chí lớn hơn kim cương trắng rất nhiều lần. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy?

Hãy cùng Tahi Gems theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về giá trị của viên kim cương.

Những viên kim cương màu đắt nhất thế giới

Kim cương là gì?

Đây là loại đá quý duy nhất được hình thành từ một thành tố duy nhất đó là Cacbon. Đây cũng là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều đến của Cacbon, dạng còn là than chì và kim cương là kim loại cứng nhất trong các loại đá. Trong kim cương, mỗi một nguyên tử Cacbon sẽ được bao quanh bởi 4 nguyên tử Cacbon khác và kết nối với nhau bằng các liên kết hóa trị. Chính kết cấu đặc biệt này đã khiến nó trở thành loại đá quý luôn dẫn đầu về độ cứng với độ cứng đạt 10/10 trên thang điểm Mohs. Đồng thời, nó cũng được xem là loại vật liệu bền nhất, cứng nhất với khả năng kháng hoá chất và khúc xạ cực tốt.

Tính chất của kim cương

Phân loại hóa học Nguyên tố cấu thành – Carbon
Màu sắc Hầu hết kim cương có màu nâu hoặc màu vàng. Ngành công nghiệp trang sức rất ưa chuộng những viên kim cương không màu hoặc những viên có màu sắc huyền ảo đến mức khó nhận ra. Những viên kim cương có màu sắc sặc sỡ như đỏ, cam, lục, lam, hồng, tím, tím và vàng cực kỳ hiếm và được bán với giá cao. Một vài viên kim cương trắng, xám và đen cũng được cắt và sử dụng làm đá quý. Hầu hết các viên kim cương cấp công nghiệp là các tinh thể màu nâu, vàng, xám, xanh lá cây và đen thiếu màu sắc và độ trong để trở thành một loại đá quý đẹp.
Vết vạch (Streak) Kim cương cứng hơn một tấm kim cương. Vệt của nó được gọi là “không có” hoặc “không màu”
Độ bóng Adamantine – mức độ sáng bóng cao nhất đối với một khoáng chất phi kim loại.
Độ trong suốt Trong suốt, trong mờ, đục.
Sự phân cắt Phân chia bát diện hoàn hảo theo bốn hướng.
Độ cứng Mohs 10/10. Kim cương là khoáng chất được biết đến là cứng nhất. Tuy nhiên, độ cứng của kim cương là định hướng. Nó song song với mặt phẳng bát diện và mềm nhất song song với mặt phẳng lập phương của nó.
Trọng lượng riêng 3,4 đến 3,6
Thuộc tính chẩn đoán Độ cứng, tính dẫn nhiệt, dạng tinh thể, chỉ số khúc xạ, khối lượng riêng và độ phân tán.
Thành phần hóa học C (cacbon nguyên tố)
Hệ thống tinh thể Isometric
Sử dụng Đá quý, chất mài mòn công nghiệp, cửa sổ kim cương, mái vòm loa, tản nhiệt, vòng bi ma sát thấp, các bộ phận chịu mài mòn, khuôn dập để sản xuất dây.

Tìm hiểu về kim cương – kim cương màu

Kim cương là loại đá quý được hình thành từ các nguyên tử carbon ở phía sâu trong l;òng đất với một nhiệt độ nhất định. Đến khi áp suất và nhiệt độ giảm xuống thì kim cương cũng lớn dần lên. Do đó mà kim cương sẽ có cấu trúc mạng tinh thể carbon, hình thành những viên kim cương trong suốt không màu.

Khi các nguyên tố carbon bị thay thế bằng một nguyên tố khác thì kim cương sẽ có những màu sắc khác nhau. Kim cương có  rất nhiều các loại màu khác nhau như màu đen, màu đỏ, màu vàng, màu xanh lá cây, màu xanh dương….

Tìm hiểu về kim cương – kim cương màu

Số lượng kim cương màu ít hơn kim cương trắng rất nhiều, trung bình cứ 10.000 viên kim cương trắng mới tìm được viên kim cương màu. Vì số lượng kim cương màu chiếm tỉ lệ vô cùng ít ỏi trong  tự nhiên. Số lượng kim cương màu sẽ  chiếm tỉ lệ vô cùng ít ỏi trong tự nhiên.  Có thể từ đó khiến cho giá cả kim cương trở nên đắt đỏ hơn.

Với vẻ bên ngoài kim cương bình thường đã sở hữu vẻ ngoài đẹp long lanh rực rỡ, đặc biệt với màu sắc độc đáo khiến cho những viên kim cương càng trở nên đẹp đẽ và đắt giá hơn.

Thông thường một viên kim cương màu đắt nhất có giá trị gấp khoảng 100 lần những viên kim cương trắng. Hiện nay có thể thấy các viên kim cương màu nâu, màu rượu champagne khá phổ biến và giá trị của viên kim cương này không quá đắt so với kim cương không màu, nên thường được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp trang  sức.

Ý nghĩa phong thủy của kim cương

Ngoài ý nghĩa về mặt giá trị, thể hiện sự cao quý, đeo kim cương như một sự thể hiện đẳng cấp. Thường những ai có điều kiện và tiềm lực tài chính tốt mới đủ sức mua kim cương đeo. Kim cương còn có ý nghĩa phong thuỷ vô cùng đặc biệt. Đó là:

  • Được xem như một vật phẩm phong thuỷ tượng trưng cho sự huyền bí. Thể hiện cho sức mạnh, quyền lực, lòng quả cảm của con người.
  • Giúp chủ nhân lây lại sự cân bằng, tạo sự nhiệt huyết, tăng trí lực.
  • Đeo các sản phẩm làm từ kim cương đem lại sự may mắn.
Ý nghĩa phong thủy của kim cương
  • Người nào đeo kim cương tinh thần sẽ lạc quan, vui vẻ và thường có tâm trạng thoải mái. Bởi kim cương thu hút năng lượng tích cực và xoá bỏ năng lượng xấu.
  • Tăng sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người để vượt qua thách thức.
  • Ngoài ra ý nghĩa của kim cương còn rất nhiều như: Điều hoà nhịp tim, bảo vệ sức khoẻ, giúp ngủ ngon hơn, xua tan các cơn mộng mị…Điều này chúng ta thường thấy ở các loại đá quý khác. Vì chúng được hấp thu tinh hoa từ trời đất khi trải qua hàng triệu năm hình thành.

Kim cương có bao nhiêu loại?

Để bổ sung thông tin cho khái niệm kim cương là gì thì Citinews xin cung cấp thêm cho quý bạn về màu sắc của những viên kim cương đẹp nhất thế giới hiện tại. Chúng ta thường biết đến loại đá quý này với những viên đá trong suốt, không màu và lấp lánh. Nhưng trên thực tế, kim cương tự nhiên rất hiếm không có màu sắc. Màu sắc tự nhiên của nó trải dài từ xám, trắng, vàng, xanh đến nâu, hồng. Trong đó, kim cương đỏ, kim cương hồng, kim cương trắng là những kim cương màu hiếm. Còn kim cương vàng, kim cương xanh, kim cương đen là những lọa kim cương phổ biến hơn.

GIA đã phân cấp màu sắc cho kim cương không màu theo bảng chữ cái từ nước D đến nước Z. Theo đó, kim cương nước D là đẹp nhất vì nó trong suốt, không màu và là loại có màu sắc cao cấp nhất, cực kỳ hiếm và đắt nhất.

Tuy nhiên, đó chỉ là cách phân định của GIA. Trên thực tế, việc đánh giá màu sắc đẹp xấu của một viên kim cương còn phụ thuộc vào cả gu thẩm mỹ cũng như quan điểm của mỗi người nữa.

Vì sao kim cương màu có giá thành cao?

Các đại gia giới siêu giàu dường như đã quá nhàm chán với kim cương trắng. Để có được một viên kim cương trắng tinh khiết đối với họ dường như quá dễ dàng, bởi vậy họ càng muốn tìm kiếm và săn lùng những viên kim cương màu. Việc sở hữu một viên kim cương màu cỡ lớn có giá trị còn thể hiện được đẳng cấp nên những siêu đại gia này thường không tiếc bất cứ giá nào để trở thành chủ sở hữu những viên kim cương màu ấy trong các cuộc đấu giá. Đó là lý do quan trọng đẩy giá trị của kim cương màu lên cao.

Lý do kim cương màu có giá thành cao

Vẻ đẹp long lanh rực rỡ của kim cương màu là điều không thể phủ nhận, vẻ đẹp ấy có thể làm siêu lòng bất cứ ai mỗi khi ngắm nhìn và trong những tiêu chí đánh giá thì màu sắc là tiêu chí lấn át tất cả.

Tuy nhiên, không phải kim cương màu nào cũng hiếm và có giá trị cao. Ví dụ kim cương màu nâu, màu rượu champagne hay màu rượu cô-nhắc khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, những viên kim cương màu nâu cỡ lớn cũng được sử dụng trong công nghiệp trang sức với giá thành tương đương với những viên kim cương trắng cùng trọng lượng.

Nhưng điều đặc biệt nhất phải kể đến là kim cương hồng.Trong số rất ít kim cương màu được tìm thấy chỉ có một tỷ lệ cực kỳ nhỏ kim cương màu hồng. Chúng có xuất xứ từ Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Nam Phi. Nhưng hiện nay 90% nguồn cung cấp kim cương hồng của thế giới là từ mỏ Argyle thuộc tập đoàn Rio Tinto ở Perth, Tây Australia, một mỏ khai thác từ năm 1983 và sẽ ngừng hoạt động vào năm 2020.

Kim cương hồng rất được ưa chuộng tại Nhật vì nó đại diện cho tình yêu hoàn mỹ, tại Trung Quốc màu hồng đậm thiên đỏ được coi là màu may mắn, nhưng giá trị của nó lại được đẩy lên cao ở thị trường Mỹ, Josephine Johnson – giám đốc của Argyle Pink Diamonds cho biết.