Đá peridot hợp mệnh gì? Mặt dây chuyền đá Peridot đẹp. Đá Peridot là loại đá quý phong thủy được hình thành trong tự nhiên bởi magma trong tinh thể của núi lửa và của thiên thạch rơi xuống trái đất. Người ta tìm thấy loại đá này với màu olive hoặc vàng xanh nên loại đá này còn có tên gọi khác là “ngọc lục bảo chiều tà”. Cùng nhandaquy tìm hiểu chi tiết nhé!
Peridot là tên gọi theo tiếng Anh dùng để chỉ một biến thể màu lục của khoáng vật olivin. Nó chính là loại silicat chứa Mg và Fe. Trong đó, hàm lượng Mg lớn hơn Fe. Bên cạnh đó, người La Mã gọi loại đá này là “emerald hoàng hôn” bởi màu sắc đặc trưng của nó.
Ý nghĩa phong thủy của đá Peridot
Đối với đá phong thủy Peridot, người ta đã chỉ ra những ý nghĩa phong thủy sau đây:
- Chủ nhân sở hữu viên đá Peridot sẽ giúp đem lại cảm giác an toàn, xua đi nỗi sợ hãi trong bóng tối.
- Những người có tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt hay bị mất bình tĩnh sẽ nên sử dụng loại đá này vì nó giúp kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Nhờ đó mà các mối quan hệ của chủ nhân viên đá Peridot sẽ tốt đẹp hơn, chan hòa, cởi mở, được người khác yêu quý.
- Người sở hữu viên đá này được mài cắt thành hình trái tim sẽ giúp cho trái tim của họ luôn được tẩy sạch oán hận, đố kỵ và lòng tham… Nhờ đó họ luôn là người có tấm lòng nhân ái, giàu lòng vị tha, luôn yêu đời và vui vẻ trong cuộc sống cũng như các mối quan hệ.
- Loại đá Peridot còn được mệnh danh là lá bùa “trừ xui xẻo” của người xưa khi họ đục đá, luồn dây và đeo vào tay. Ngày nay, bằng công nghệ tinh xảo, đá Peridot được gắn vào các món đồ trang sức nên thẩm mỹ và được ưa chuộng hơn.
- Loại đá này cũng hút tài lộc, may mắn nên đem đến cho chủ nhân nhiều điều tuyệt vời khi kinh doanh, buôn bán hay đi xa. Những người làm nghệ thuật sẽ có sức sáng tạo và đem đến cho chủ nhân những điều tuyệt vời để tạo ra tác phẩm tốt.
Vậy đá Peridot phù hợp với những ai?
Đá Peridot có màu đặc trưng là màu xanh olive và vàng xanh. Vì thế màu này phù hợp với 2 cung mệnh trong ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chính là mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Màu xanh là bản mệnh của người mệnh Mộc và là màu tương sinh với mệnh Hỏa. Vì thế 2 người này sở hữu đá Peridot sẽ rất tốt.
Làm thế nào để phân biệt đá Peridot thật giả?
Thị trường có một số loại đá gần giống với Peridot và được bán giả như demantoit, zircon, sa-phia vàng, cryzoberin, sinhalit, opxidian (mondavit). Nhưng màu lục vàng của Peridot rất đặc trưng và có lưỡng chiết mạnh.
Để phân biệt đá Peridot thì bạn hãy quan sát hiệu ứng nhân đôi của đá ngay khi bằng mắt thường. Màu của Peridot chỉ thấy trong thủy tinh giả mà thôi.
Ngoài ra thì bạn nên mang theo một tí dung dịch axeton và quét lên đá, nếu thấy có màu thì đó chắc chắn là đá giả mà màu giống như đá Peridot chỉ có ở thủy tinh giả nên nếu có sẽ phai ra màu.
Tổng hợp Mặt dây chuyền đá Peridot đẹp
Mang trong mình màu đá xanh lá tuyệt đẹp nên màu bản mệnh của loại đá này là mệnh Mộc theo quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc thì loại đá này đặc biệt hợp với người mang mệnh Hoả và mệnh Mộc. Đối vơi những người mệnh Thủy cũng có thể đeo loại đá màu này…
Khi người mệnh Mộc đeo đá quý màu xanh lục, nó chính là yếu tố tương hợp mang đến sự hài hòa và một cuộc sống an yên. Còn khi người mệnh Hỏa đeo đá màu xanh lục là yếu tố tương sinh. Điều này giúp sinh thêm nhiều cát khí và mang đến điều may mắn, tốt đẹp cho người đeo. Ngoài ra, nó còn trấn át những “hung khí”.
Màu xanh lá của Peridot – tượng trưng cho niềm hi vọng và sức sống, một thế giới yên bình, xanh tươi. Đặc biệt, ngoài mệnh Hoả khi đeo đá Peridot làm trang sức nó còn là lá bùa may mắn cho những chủ nhân sinh vào tháng 8, hay những người tuổi Thân.
Cách bảo quản đá Peridot đúng cách
Đá Peridot có độ cứng là 6.5 -7 trên thang Mohs, mức trung bình trong thang đo độ cứng. Vì thế, khi cất giữ và bảo quản đá Peridot, bạn nên tránh để đá bị cọ xát hay làm rơi sẽ gây trầy xước và nứt vỡ. Cách tốt nhất là sau khi sử dụng bạn nên cho vào hộp đựng ban đầu của nó.
Nếu muốn vệ sinh đá chỉ nên vệ sinh với xà phòng trong nước ấm, và dùng bàn chải lông mềm chà phía sau của viên đá. Hoặc định kỳ đem đi đánh bóng sẽ giúp viên đá có lại được vẻ đẹp như ban đầu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đá Peridot
Giá thành của Peridot được xác định dựa trên tiêu chuẩn 4C bao gồm Color (Màu sắc), Clarity (Độ tinh khiết), Cut (Chế tác) và Carat (trọng lượng carat). Điều này thể hiện được yếu tố công tâm trong việc phân định giá, cũng như dễ dàng để người dùng hiểu hơn sản phẩm mình muốn sở hữu. Điểm qua các yếu tố này như:
Color – Màu sắc của Peridot
Màu sắc của Peridot được chia thành 2 gam màu: Olive và vàng chanh. Trên thực tế, mọi người thường bắt gặp màu sắc của xanh olive xuất hiện nhiều trong các bộ sưu tập trang sức. Bởi lẽ, biến thể này của Peridot đạt tiêu chuẩn cao hơn nên giá thành so với vàng chanh cũng khá chênh lệch. Nói vậy không có nghĩa Peridot vàng chanh không có giá trị, chỉ là so với xanh olive thì ít hơn đôi chút.
Do vậy, giá thành của viên đá quý sẽ phụ thuộc nhiều vào màu sắc. Đây cũng là yếu tố đầu tiên trong 4C giúp chuyên gia phân định giá thành của viên đá. Theo đó, một viên đá có màu sắc trong trẻo, chiều sâu thăm thẳm và cuốn hút khi quan sát mới đảm bảo được chất lượng về giá thành. Điều này bạn có thể thuận tiện nhận biết bằng việc nhìn bằng mắt thường.
Clarity – Độ tinh khiết của Peridot
Yếu tố thứ hai để xác định giá cả sau Color – Màu sắc đó là độ tinh khiết – Clarity. Giá thành của vật phẩm cao khi chúng không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Cụ thể với một viên đá như vậy thì độ tinh khiết nằm ở mức cao, phù hợp để làm trang sức cao cấp.
Tuy nhiên nếu viên đá có độ tinh khiết thấp hơn, ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ bên ngoài thì có mức giá thấp hơn. Sự chênh lệch về giá thành thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau. Điều này dựa vào tần suất, hình dáng và độ phủ của những hình dáng, điểm chấm khác lạ trên bề mặt của đá.
Cut – Thiết kế, chế tác của viên đá
Có thể nói, giá thành của viên đá Peridot còn phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế, chế tác. Tùy vào từng mẫu mã, sản phẩm làm ra sẽ có nhiều kiểu cắt như Pear, hình vuông, hình tròn, trái tim, Princess, Oval, tam giác, lục giác,…Mỗi một hình dạng đòi hỏi sự kỳ công, cẩn thận và tỉ mỉ của người làm. Vậy nên từng bộ sưu tập trang sức cắt giác đá Peridot lại có mức giá khác nhau để người tiêu dùng chọn lựa.
Bỏ qua những yếu tố khác như chất liệu, thiết kế bản quyền,…thì hầu như thiết kế chế tác khẳng định giá thành của Peridot. Khi chế tác, các thợ hoàn kim sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dụng để mài giũa, định hình.
Họ thực hiện sao cho đến khi ra thành phẩm, viên đá Peridot phải thật sự đẹp mắt, ấn tượng và không có bất kỳ thiếu sót, ảnh hưởng nào. Vậy nếu trường hợp viên đá không đồng nhất, gặp lỗi hay bị lộ mùn thì giá thấp hơn.
Carat – Trọng lượng viên đá Peridot
Trong đó quý, chúng ta hay định hình vật phẩm có chất lượng, giá trị bằng carat. Khi bạn nghe thấy độ carat càng cao thì mặc định sản phẩm trang sức đó càng nhiều tiền. Thật vậy, carat chính là thước đo thể hiện vật chất trong ngành công nghiệp đá quý. Bởi sản lượng Peridot trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng còn khá ít. Vậy nên những viên đá lớn thường rất hiếm hoi mới có thể tìm kiếm và sở hữu.
Vậy nên thông thường hiện nay, trang sức được làm từ viên đá quý Peridot thường có trọng lượng nhỏ. Thông thường ở mức 2–3 carat là giá thành đã khá cao với giá trị đẹp mắt, ý nghĩa.