Cách nhận biết đá quý, cách nhận biết đá quý thô ,Cách tìm đá quý trong tự nhiên. Bản thân đá quý đã là một loại đá khác với đá thông thường, có độ cứng rất cao cùng màu sắc rực rỡ, đôi khi không theo một quy luật nào cả. Một viên đá quý thật sẽ có những vết rạn nứt, vân, và những tạp chất nhất định, tùy loại đá, qúa trình hình thành và tuổi thọ của nó. Tuy nhiên, đây chỉ là cách nhận biết chung chung và rất cảm quan, đôi khi gây ra nhầm lẫn, nhất là với những người không có kinh nghiệm, ít được tiếp xúc với đá quý. Lúc này, bạn cần xác định rõ loại đá mình đang tìm hiểu là gì để áp dụng những cách nhận biết thủ công khá chính xác tương ứng
Mỗi loại đá quý được hình thành trong những điều kiện địa hình khác nhau. Khi tìm đến địa điểm phân bố của nó, cơ hội tìm thấy đá sẽ tăng lên khá nhiều. Ở Việt Nam, chúng ta có bản đồ phân bố các loại đá quý như sau:
- Lục Yên: sở hữu nhiều mỏ đá Ruby và Sapphire quý hiếm
- Quỳ Châu huyện Nghệ An: Có một số mỏ Ruby với chất lượng và độ tinh khiết của đá quý rất cao.
- Topaz: Phân bố chủ yếu ở huyện Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa
- Đá quý Bích tỷ: Được tìm thấy ở Yên Bài và Bắc Cạn.
- Peridot: Đây là loại đá nổi tiếng với màu sắc đặc biệt. Peridot chủ yếu được thấy tại Hàm Rồng và Biển Hồ của tỉnh Lâm Đồng.
- Thạch Anh và các biến thể: Thường được tìm thấy tại Lạng Sơn, Gia Lai, Đà Nẵng, Tây Nguyên và Lâm Đồng.
- Amazonite: Được bắt gặp nhiều nhất ở các huyện của Yên Bái với chất lượng rất cao.
Cách nhận biết đá quý thô qua việc phân biệt đá quý với đá thường
Việc khai thác mà không có máy móc cỡ lớn khi tìm đá quý là điều rất khó khăn. Do vậy, bạn hãy hy vọng rằng mình vô tình tìm thấy một viên đá quý thì hơn. Và thật ra, theo lời kể của các bậc tiền bối, những năm ở thập kỉ 90, người dân Lục Yên đã tự đi làm ruộng và nhặt được đá quý. Thời điểm đó, đá quý ở đây có mật độ dày hơn bây giờ cho nên dễ được tìm thấy. Và giờ hãy xem cách nhận biết nó như thế nào nhé.
Cảm nhận
Đá quý và đá thường khác biệt nhau rất nhiều. Đầu tiên, bạn hãy nhìn để cảm nhận rõ ràng viên đá có gì khác biệt. Nếu nó thô kệch, dễ vỡ thì không phải đá quý. Những viên “ngọc” của tự nhiên thường có độ cứng cao, vẻ ngoài sắc nét và bắt mắt.
Cách tìm đá quý trong tự nhiên: Soi đá quý dưới ánh sáng
Hầu hết các viên đá quý trong tự nhiên đều có tì vết. Đây là đặc điểm quan trọng giúp bạn nhận diện. Đặc biệt, khi soi dưới ánh sáng nó sẽ cho những tia phản xạ khác biệt. Tùy thuộc vào màu của viên đá mà ánh sáng này khác nhau. Đây là đặc điểm không tìm thấy ở những viên đá thường.
Kiểm định
Nếu một ngày bạn bắt gặp viên đá lạ và nghĩ nó là đá quý, hãy liên hệ với các chuyên gia kiểm định. Họ sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định đó có phải một viên đá quý, có giá trị kinh tế cao hay không.
Đây chính là cách kiểm tra chính xác và cho hiệu quả tuyệt đối. Nó sẽ giúp bạn dám chắc viên đá của mình có giá trị kinh tế gì hay không.