Cách nhận biết kim cương đen. Được xem là loại đá quý hiếm đi đầu hành tinh. Những món trang sức được chế tác từ kim cương luôn được giới thượng lưu săn đón. Bạn đã quen với những màu sắc cá tính của kim cương như trắng, hồng, vàng,… Vậy còn kim cương màu đen thì sao? Vậy kim cương đen là gì? Cách nhận biết kim cương đen như thế nào?
Cùng Nhandaquy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Kim cương là gì?
Giữa vô vàn loại đá quý lấp lánh, kim cương vẫn luôn được biết đến với tên gọi kiêu hãnh ”Vua của các loại đá quý”, thuộc nhóm ”Ngũ hoàng nhất hậu” gồm những loại đá quý hiếm và giá trị nhất trên thế giới. Tên gọi của kim cương được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Adamas, nghĩa là không thể phá hủy.
Vậy kim cương làm bằng gì, kim cương hình thành từ đâu? Từ những nơi sâu thẳm của Trái Đất, dưới nhiệt độ và áp suất khắc nghiệt, các tinh thể Carbon với cấu trúc phân tử đặc biệt đã hình thành nên những khối kim cương long lanh nhất, tinh khiết nhất. Không phải tự nhiên mà câu nói truyền cảm hứng: ”Áp lực sẽ tạo nên kim cương” lại được ưu ái dành riêng cho loại đá này.
Quá trình khai thác kim cương cũng hết sức phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao. Để khai thác được 1 carat kim cương (tương đương 0,2g), những người thợ phải đào 250 tấn đất đá ở độ sâu 150km dưới mặt đất. Vậy nên chỉ có một số ít đơn vị uy tín trên thế giới được cấp phép khai khoáng kim cương thô và phân phối ra thị trường để đảm bảo chất lượng kim cương cũng như không gây tổn hại đến môi trường tự nhiên. Chính vì vậy, những tinh thể này mang vẻ đẹp của sức lao động miệt mài và kì công.
Kim cương đen là gì?
Kim cương đen còn được biết tới với tên khoa học là Carbonado. Đây là một dạng thù hình cứng nhất và không thuần khiết của kim cương. Chúng có cấu tạo đặc biệt bao gồm than chì, cacbon vô định hình và kim cương.
Kim cương đen được cấu tạo từ nhiều chất nên có màu mờ đục, bề mặt xốp. Do đó mà chúng rất khó để chế tác và đánh bóng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho giá của kim cương đen trở nên đắt đỏ.
Kim cương đen không tuân thủ các quy luật về hình thành khoáng sản thiên nhiên. Kim cương đen được hình thành từ những vụ nổ siêu sao mới. Sau đó, chúng được rơi xuống trái đất theo các cơn mưa thiên thạch. Đó cũng là quy luật hình thành viên kim cương đen to nhất thế giới.
những viên kim cương đen sau khi chế tác vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Để khắc phục nhược điểm này, người ta đã sử dụng các viên kim cương không màu được xử lý nhiệt. Sau đó, dùng cách thức chiếu xạ lên những viên kim cương có màu sắc khác.
Nguồn gốc kim cương đen?
Chủ yếu được tìm thấy ở Brazil, Nam Mỹ và Trung Phi, chúng được hình thành cách đây hơn 3,5 tỷ năm. Bên dưới bề mặt trái đất, nhiệt độ và áp suất cực lớn khiến các nguyên tử cacbon chuyển thành tinh thể. Theo thời gian, áp suất và hoạt động núi lửa lặp lại đã đẩy viên kim cương lên bề mặt trái đất. Hơn nữa, những viên đá tuyệt đẹp này có chứa các đốm đen của sunfua gây ra kết cấu dày đặc.
Phân loại kim cương đen
Hiện nay, được chia làm 3 loại chủ yếu bao gồm:
- Kim cương đen tự nhiên
Đây là loại kim cương hoàn tự nhiên hay còn gọi là kim cương đen thô, nó không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Loại kim cương thô này được hình thành trong tự nhiên thông qua các vụ nổ sao băng và rơi xuống đất theo các cơn mưa thiên thạch với thành phần chủ yếu bao gồm than chì, carbon và kim cương.
Đây là loại kim cương thiên nhiên cực kỳ hiếm gặp và chỉ được tìm thấy chủ yếu ở vùng trung tâm Châu Phi và Brazil.
- Kim cương đen chiếu khúc xạ
Trên thực tế, loại kim cương này có màu xanh lục đậm nhưng qua các phương pháp xử lý bức xạ tổng thể làm cho chúng có màu đen chứ không phải là màu đen tự bản thân vốn có.
- Kim cương đen được xử lý với nhiệt độ cao
Bản chất của loại kim cương này là kim cương đen nhân tạo. Loại kim cương này được làm ra từ các loại kim cương trắng, kim cương xám, kim cương nâu với rất nhiều tạp chất bên trong. Sau đó, chúng được đưa vào buồng môi trường có áp suất và nhiệt độ cao cùng với carbon đen và được xử lý để biến thành màu đen tuyền tuyệt đối. Sau khoảng 24 giờ, những viên kim cương được lấy ra và làm sạch bằng axit.
Ý nghĩa đặc biệt của kim cương đen
Để hiểu thêm kim cương đen là gì? thì sau đây là ý nghĩ của kim cương đen đem lại:
- Ở Ai Cập cổ đại, kim cương có màu đen được coi là đại diện của mặt trời, của lòng dũng cảm và sự thật.
- Người Hy Lạp cổ cũng tôn vinh nó như một vật phẩm thần thánh có thể đem lại may mắn và bình an cho con người.
- Ngay cả ở châu Âu thời Trung cổ, kim cương đen cũng đã được coi là một thần dược chữa bệnh. Người ta tin rằng, việc đeo loại kim cương này có thế giúp người sở hữu được bảo vệ trước những thế lực xấu đồng thời luôn bình an trước mọi sóng gió.
- Trong phong thuỷ, nó còn được coi là biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng. Nó thể hiện sức mạnh quyền uy và niềm kiêu hãnh của các bậc đế vương. Đồng thời, đây cũng là vật phẩm phong thuỷ mang nguồn năng lượng tích cực, giúp người sở hữu luôn được may mắn và thành công trong công việc kinh doanh và buôn bán.
Cách nhận biết kim cương đen qua tiêu chuẩn 4C
Trong nghiên cứu của các tổ chức giám định thì tiêu chuẩn 4C đã trở thành cơ sở chung cho bất kỳ viên kim cương nào. Nhưng kim cương đen lại là một ngoại lệ về độ tinh khiết, màu sắc và tỷ trọng Carat.
Độ tinh khiết (Clarity)
Độ tinh khiết có ảnh hưởng đến giá trị của viên kim cương và điều đó vẫn đúng đối với kim cương đen . Quan trọng nhất, ta cần đảm bảo toàn bộ viên đá có màu đen đồng nhất.
Độ không màu
Với các cấp độ màu phân cấp từ D – Z được coi là tiêu chuẩn lý tưởng nhất cho những viên kim cương trắng. Tuy nhiên, kim cương đen không được đánh giá theo các tiêu chí này vì màu sắc sẽ được phân tích độc lập. Màu đen huyền bí chính là đặc điểm dễ thấy nhất với thang điểm tăng dần theo mô hình.
Tỷ trọng carat
Một điều bạn cần lưu ý là kim cương đen có các tinh thể dày đặc hơn kim cương trong suốt hoặc có màu, nên một viên kim cương đen 1 carat sẽ có vẻ nhỏ hơn một viên kim cương trong suốt 1 carat .
Cũng như các loại kim cương khác, kim cương đen đạt điểm 10 (cứng nhất) trên thang độ cứng Mohs.
Cách bảo quản kim cương đúng cách
Cách bảo quản kim cương lý tưởng nhất là đặt chúng vào trong một chiếc hộp khô, ở một môi trường tách biệt và an toàn khi được tránh xa các hóa chất mạnh hoặc không khí ẩm ướt. Có như vậy, cả viên đá và đai nhẫn sẽ không bị xuống cấp theo thời gian.
Cách bảo quản kim cương trên sẽ rất phù hợp với những người muốn cất giữ trang sức của họ trong thời gian dài. Còn với những ai có nhu cầu sử dụng kim cương thường xuyên, như nhẫn cầu hôn, nhẫn cưới, khuyên tai … thì sẽ cần cách bảo quản khác. Không gian lưu trữ trang sức kim cương dùng thường xuyên nên có ngăn phân loại với các loại trang sức khác. Chi phí cho một hộp nữ trang nhiều ngăn không quá đắt nhưng sẽ mang lại hiệu quả lâu dài.
Điều cần lưu ý tiếp theo là bạn không nên đeo trang sức kim cương khi làm các công việc thủ công nặng nhọc như làm vườn hoặc các hoạt động mạnh. Những hành động đơn giản như tháo nhẫn ra trước khi rửa bát hoặc đi tắm có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ trang sức của mình thêm khá lâu.
Đồng thời kim cương cần phải được làm sạch đúng cách. Bạn cần chú ý đến các loại dung môi và hóa chất sử dụng có thể dính vào trang sức kim cương. Mặc dù kim cương có tính trơ về mặt hóa học nhưng không có nghĩa các trang sức kim loại cũng vậy. Các hóa chất có thể dễ dàng làm phai màu và oxy hóa các kim loại thông dụng như bạc hoặc vàng trắng.
Đồng thời bạn cũng cần lưu ý về cách bảo quản của từng loại đá quý. Ví dụ, phương pháp sóng siêu âm có thể phù hợp với kim cương nhưng sẽ làm hỏng các loại đá quý khác với độ cứng kém hơn như đá Opal.
Kim cương đen hợp mệnh nào?
Khi đeo kim cương theo phong thủy, chúng ta cần chú ý đến màu sắc của viên kim cương. Theo đó, mỗi cung mệnh có thể tương sinh hoặc tương khắc với những màu khác nhau. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điều sau đây để chọn cho mình những viên kim cương có màu sắc phù hợp.
Mệnh Mộc: Xanh hoặc xanh đen là những màu được ưu tiên hàng đầu; đồng thời bạn nên hạn chế đeo kim cương màu trắng;