Tìm hiểu nguồn gốc của ngọc trai

Tìm hiểu nguồn gốc của ngọc trai. Ngọc trai được xem là loại đá quý lâu đời nhất và được yêu thích nhất trên thế giới. Vậy ngọc trai được hình thành như thế nào và tại sao nó được rất nhiều người yêu thích mặc dù chi phí để mua nó là rất cao? Cùng Nhandaquy tìm hiểu thêm thông tin về ngọc trai thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu nguồn gốc của ngọc trai

Nội dung chính:

Ngọc trai là gì?

Ngọc trai hay còn được mọi người biết đến với tên gọi là trân châu.

Ngọc trai là gì?

Ngọc trai (Hán-Việt: 珍珠, trân châu) là một vật hình cầu, cứng được một số loài vật tạo ra, chủ yếu là loài thân mềm (nhuyễn thể) như con trai. Ngọc trai được sử dụng làm đồ trang sức và cũng được tán thành bột để dùng trong mỹ phẩm. Ngọc trai được đánh giá là một loại đá quý và được nuôi và thu hoạch để làm đồ trang sức. Ngành Đông y cho rằng trân châu có vị hơi ngọt tính bình vào được kinh tâm can thận, có tác dụng phối hợp chữa kinh phong, an thần, giải độc, tan màn mây ở mắt, trở ngại tuần hoàn nước mắt, ù tai, xây xẩm…

Ngọc trai là một loại đá quý duy nhất được tảo bởi một sinh vật còn sống. Nó được hình thành khi có một vật thể bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể của con trai hay con hàu. Con vật sẽ được phủ lên một lớp xà cừ. Theo thời gian thì lớp xà cừ sẽ dày lên và tạo thành ngọc trai.

Tính chất của ngọc trai

  • Trọng lượng riêng: 2,60 – 2,85
  • Chỉ số khúc xạ: 1,52 – 1,66
  • Độ trong suốt: Mờ
  • Công thức hóa học: CaCO3
  • Thành phần: Canxi cacbonat

Ngọc trai có mấy màu cơ bản?

Ngọc trai sẽ có 13 màu cơ bản: Trắng, hồng, vàng, cam, bạc, kem, tím, vàng, nâu, xanh lá, xanh dương, đen.

Ngọc trai có mấy màu cơ bản?

Viên ngọc trai được hình thành như thế nào, sau thời gian bao lâu và giá trị của chúng là bao nhiêu?

Ngọc trai trung bình có đường kính khoảng 7mm, nhưng kích thước không phải là tất cả, những đồ trang sức này còn được đánh giá bởi hình dạng và độ bóng của chúng.

Chủ sở hữu hiện tại của danh hiệu ngọc trai lớn nhất là Pearl of Allah, với trọng lượng 6.4kg và trị giá 26.6 triệu bảng.

Ngọc trai là loại đá quý duy nhất được tạo ra bởi một con vật sống. Chúng được hình thành khi một vật thể bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể con trai hoặc con hàu. Con vật sẽ phủ lên vật thể một lớp gọi là xà cừ, qua thời gian, các lớp của xà cừ sẽ dày lên và tạo thành viên ngọc trai.

Giá trị của ngọc trai

Một viên ngọc trai có giá trị tự nhiên được tìm thấy chỉ một trong 10.000 con hàu hoang giã và lịch sử chúng được cho là giọt nước mắt của các vị thần. Ngọc trai tự nhiên được tạo ra mà không có sự can thiệp của con người, rất hiếm. Hiện nay, hầu hết ngọc trai được nuôi cấy và sản xuất tại các trang trại, con người sẽ đặt một vật thế lạ vào bên trong con trai  hoặc hàu để bắt đầu quá trình hình thành ngọc trai.

Phải mất ít nhất 3 năm để có được lớp xà cừ dày trong một viên ngọc nuôi cấy, mặc dù ngọc trai chất lượng thấp hơn thường được sản xuất nhanh hơn.

Ngọc trai có giá trị bao nhiêu?

Ngọc trai tự nhiên là đồ trang sức rất hiếm và giá trị của chúng được xác định do kích thước, hình dạng, màu sắc, chất lượng bề mặt và độ bóng.

Ngọc trai South sea là loại ngọc trai lớn nhất và có giá trị nhất được nuôi ngày này, một chuỗi ngọc trai này có thể bán với giá hơn 75.000 bảng.

Ngọc trai có giá trị bao nhiêu?

Ngọc trai Akoya là  loại ngọc trai đầu tiên được nuôi hơn 100 năm trước. Chuỗi Akoya có thể bán với giá hơn 7.500 bảng.

Chuỗi nước ngọt thường được bán với giá 37 đến 1.500 bảng

Ngọc trai nuôi nước mặn và nước ngọt

Trong lịch sử. ngọc trai nuôi nước mặn thường tròn hơn và có lớp xà cừ đẹp hơn so với ngọc nuôi nước ngọt. Tuy nhiên, công nghệ nuôi cấy hiện đại đã làm giảm sự khác biệt này. Ngọc trai nước mặn hiện chỉ chiếm 5% sản lượng ngọc trai toàn cầu, còn lại 95% là ngọc nuôi nước ngọt.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều ngọc trai giả. Chúng thường được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh nhúng vào một dung dịch là từ vảy cả. Một viên ngọc giả thường dễ phát hiện bằng cách chà sát nó qua răng. Ngọc trai giả lướt qua, trong khi ngọc trai thật sẽ tạo cảm giám nhám.

Ý nghĩa của ngọc trai trong phong thủy

Không chỉ giúp tôn vinh sắc đẹp và mang lại những lợi ích thiết thực với sức khỏe. Vật thể chứa trong mình hàng triệu tế bào sống này còn là vật phẩm phong thủy ưa thích với nhiều người. Vậy, ý nghĩa của ngọc trai với phong thủy là gì ?

Ý nghĩa của ngọc trai trong phong thủy được được chú ý nhất bởi màu sắc

Xu hướng sử dụng ý nghĩa của ngọc trai theo phong thủy nhằm mang lại những may mắn, thành công và hạnh phúc trong cuộc sống đang được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để sử dụng ngọc trai như một vật giải phong thủy đặc biệt, bạn cần quan tâm đến yếu tố màu sắc đầu tiên.

Ý nghĩa của ngọc trai trong phong thủy

Đặc tính phản chiếu ánh sáng ngũ sắc trên bề mặt khiến mỗi viên ngọc trai dù ở bất kì gam màu nào cũng giúp đem lại cảm giác bình an và tự tin cho người sử dụng. Ý nghĩa của ngọc trai là sự hội tụ của 5 đức tính cơ bản: lòng nhân ái, khiêm tốn, thông thái, công bằng và dũng cảm. Bên cạnh đó, hình dạng tròn là điểm hội tụ của tứ trụ trong ngũ hành giúp mang lại những ý nghĩa của ngọc trai hết sức độc đáo: phúc đức, sức khỏe, may mắn và thành công.

Ý nghĩa của ngọc trai không chỉ thể hiện ở làm đẹp. chúng còn giúp mang lại những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe

Ngọc trai với thành phần là các chất như canxi, protein, acid amin cùng rất nhiều các nguyên tố vi lượng. Những chất này có khả năng hấp thụ qua da và tạo nên những hiệu ứng tốt với sức khỏe con người. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, chứng viêm họng mãn tính. Bên cạnh đó, ý nghĩa của ngọc trai còn ở tác dụng cân bằng cảm xúc và trấn an tinh thần của ngọc trai đặc biệt tốt với những người quá nhạy cảm.

Ý nghĩa của ngọc trai với sức khỏe

Nếu như vẻ đẹp quý phái, sang trọng và đầy nữ tính của nữ trang ngọc trai làm bạn không khỏi mê mẩn và bị thu hút. Thì những ý nghĩa của ngọc trai với sức khỏe ngay sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn hoàn toàn an tâm khi sử dụng những trang sức này.

Những cách nhận biết ngọc trai thật, phân biệt ngọc trai thật – giả

Nhận biết bằng cách chà xát ngọc trai vào răng

Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần giữ 1 viên ngọc trai sau đó chà xát vào các răng hàm trước. Nếu là ngọc trai thật, bạn sẽ cảm thấy bề mặt nhám vì có những lớp xà cừ bao quanh ngọc. Còn nếu ngọc trai giả, bề mặt sẽ nhẵn bóng, láng mịn.

Những cách nhận biết ngọc trai

Trước khi thực hiện cách này, bạn nên chải sạch răng để cho kết quả chính xác nhất.

Nhận biết bằng cách đặt viên ngọc trai dưới đầu lưỡi

Đối với cách này, bạn chỉ cần để viên ngọc trai dưới đầu lưỡi để kiểm tra. Nếu lưỡi có cảm giác hơi lạnh lạnh thì chắc chắn là ngọc trai thật, còn ngọc giả thường sẽ không có cảm giác như vậy.

Nhận biết bằng cách chà xát những viên ngọc trai vào nhau

Vì bề mặt ngoài của ngọc trai thật sẽ không láng mịn như ngọc trai giả nên bạn có thể dùng hai viên ngọc trai chà xát với nhau để cảm nhận bề mặt của nó. Ngọc trai thật khi chà xát sẽ tạo ra một lực ma sát nhỏ, còn ngọc trai giả sẽ bị trượt khi chà xát.

Những cách nhận biết ngọc trai

Nhận biết bằng cách cảm nhận độ mát khi sờ

Bạn có thể kiểm tra độ mát của ngọc trai để phân biệt ngọc giả hay thật. Đầu tiên, để nó bên ngoài một thời gian, sau đó sờ vào ngọc. Nếu có cảm giác mát rõ rệt, sau đó ấm lên từ từ do hơi ấm của bàn tay thì đó là ngọc trai thật. Còn ngược lại, ngọc giả sẽ ấm lên rất nhanh.

Tuy nhiên, cách này không hoàn toàn chính xác vì hiện nay có một số loại ngọc trai giả được làm từ thủy tinh chất lượng tốt nên cũng có độ mát tương tự ngọc thật.

Nhận biết bằng cách cảm nhận trọng lượng ngọc trai đặt trên tay

Đối với cách này, bạn chỉ cần đặt hai viên ngọc trai lên tay để cảm nhận trọng lượng. Nếu ngọc trai thật bạn sẽ cảm thấy nó nặng hơn so với kích thước, còn ngọc giả sẽ nhẹ hơn.

Những cách nhận biết ngọc trai

Tuy nhiên, cách này độ chính xác không cao. Bạn nên so sánh kết quả với những phương pháp khác.

Nhận biết bằng cách kiểm tra những khiếm khuyết nhỏ

Cách này bạn có thể dùng mắt quan sát, nếu ngọc trai thật sẽ có một vài khiếm khuyết, hình cầu không được tròn trịa, còn ngọc trai giả sẽ có dạng hình cầu tròn tuyệt đối, độ sáng bóng đều, không có khuyết điểm.

Nhận biết bằng cách kiểm tra độ bóng

Ngọc trai thật thường có độ bóng sáng, sắc nét. Vì vậy, bạn có thể so sánh độ bóng của hai viên ngọc để nhận biết xem ngọc thật hay giả. Ngọc giả thường được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh vì vậy độ bóng sẽ không sáng đẹp như ngọc thật.

Những cách nhận biết ngọc trai

Tuy nhiên, vẫn có những loại ngọc trai thật có độ bóng thấp, mờ trông giống như ngọc giả. Vì vậy, để có được kết quả chính xác, bạn nên so sánh với các cách kiểm tra ngọc khác.

Nhận biết bằng cách kiểm tra ánh màu phát ra

Khi ra ngoài ánh nắng mặt trời, ngọc trai biển có khả năng phản chiếu ánh màu ngũ sắc. Vì vậy, bạn có thể kiểm tra ngọc bằng cách để nó dưới nắng. Ngọc thật sẽ có ánh màu lấp lánh tuyệt đẹp, còn ngọc giả sẽ ít có khả năng ánh màu sắc như vậy.

Nhận biết bằng cách kiểm tra dấu vết quanh lỗ xỏ

Ở cách này, bạn có thể quan sát bên ngoài viên ngọc. Ngọc trai thật sẽ có mép lỗ khoan sắc cạnh (dạng hình trụ rỗng), còn ngọc trai giả sẽ có mép lỗ khoan gồ ghề, cong hướng ra ngoài (dạng bo tròn), vết sơn hoặc lớp phủ bị bong, tróc.

Nhận biết bằng cách kiểm tra lỗ khoan đường phân chia

Tương tự như cách trên, bạn có thể kiểm tra ngọc thật hay giả bằng cách quan sát các viên ngọc bằng đường phân chia lớp xà cừ với phần nhân.

Ngọc trai thật thường có đường phân chia lớp xà cừ bên ngoài rất rõ ràng, còn ngọc giả thì đường phân chia lớp xà cừ nhân tạo mỏng hoặc hầu như không có.

Bảng tổng kết cách phân biệt ngọc trai thật giả

Cách nhận biết

Ngọc trai thật

Ngọc trai giả

Chà xát ngọc trai vào các răng hàm trước

Cảm giác bề mặt nhám

Cảm giác bề mặt nhẵn, láng mịn

Đặt viên ngọc trai dưới đầu lưỡi Cảm giác hơi lạnh Không có cảm giác lạnh
Chà xát những viên ngọc trai vào nhau

Có lực ma sát nhỏ

Trượt, không có ma sát

Cảm nhận độ mát khi sờ

Độ mát rõ rệt, ấm lên từ từ

Ấm lên nhanh chóng

Cảm nhận trọng lượng viên ngọc trai đặt trên tay

Nặng hơn so với kích thước

Nhẹ hơn so với kích thước

Kiểm tra những khiếm khuyết nhỏ

Có khiếm khuyết, hình cầu không được tròn trịa

Không có khiếm khuyết, hình cầu hoàn hảo

Kiểm tra độ bóng

Độ bóng sáng rõ rệt

Độ bóng mờ

Kiểm tra ánh màu phát ra

Ánh màu ngũ sắc

Không ánh màu ngũ sắc

Kiểm tra dấu vết quanh lỗ xỏ

Có mép lỗ khoan sắc cạnh

Mép lỗ khoan gồ ghề

Kiểm tra lỗ khoan đường phân chia lớp xà cừ với phần nhân

Đường phân chia lớp xà cừ rõ ràng

Đường phân chia lớp xà cừ nhân tạo mỏng hoặc không có

Chọn ngọc trai theo mệnh đúng cách

Người mệnh Kim

Màu hợp với mệnh kim nhất là màu của đất vì được tương sinh chính là điều kiện tốt nhất – Thổ sinh Kim. Đất ôm trọn, nuôi dưỡng và là yếu tố ban đầu để sinh ra kim loại. Vì vậy người mệnh kim nên sử dụng màu nâu của đất và màu vàng hoàng thổ. Sẽ rất tốt nếu dùng màu tương hợp với mệnh kim chính là kim và màu của kim là màu ghi và màu trắng.

Người mệnh Mộc

Sử dụng Ngọc màu xanh lá, xanh lục, xanh đen, đen,…

Mệnh Mộc có nên đeo ngọc trai không? Câu trả lời là có. Các Quý cô mang mệnh này thích hợp nhất khi chọn cho mình các loại trang sức ngọc trai đen cũng như xanh đen. Điều này là bởi, trong ngũ hành, Thủy sinh Mộc, do đó, các viên ngọc trai mang sắc đen, xanh lục (Tahiti) thuộc hành Thủy cùng sắc xanh lá (Tahiti) của mệnh Mộc sẽ phù hợp với chủ nhân mệnh Mộc.

Chọn ngọc trai theo mệnh đúng cách

Chính vì vậy, trang sức ngọc trai theo phong thủy mệnh mộc màu Xanh đem đến cho chủ nhân của chúng sự bình an và an yên trong tâm hồn.

Người mệnh Thủy

Ngọc trai trắng hoặc đen chính là trang sức may mắn dành cho người mệnh Thủy. Ngọc trai đen là sự lựa chọn số một vì màu đen tượng trưng cho mệnh Thủy. Kim sinh Thủy nên ngọc trai trắng cũng mang lại may mắn cho người mệnh Thủy.

Người mệnh Hỏa

Sử dụng Ngọc màu hồng, cam, tím,…

Quý cô mang mệnh Hỏa được tin rằng luôn tràn đầy năng lượng và đam mê. Chính vì vậy, các màu sắc thích hợp nhất với mệnh này chính là màu tím, hồng, cam đại diện cho sức mạnh ý chí mạnh mẽ của họ.

Như vậy, các loại trang sức ngọc trai theo phong thủy là ngọc trai nước ngọt màu tím, hồng, cam sẽ đem đến cho chủ nhân mệnh hỏa nhiều điều may mắn trên đường công danh, tài lộc.