Tìm hiểu độ phát quang của kim cương

Độ phát quang của kim cương là một khái niệm tạo nên thắc mắc cho nhiều người khi quyết định mua kim cương. Khái niệm này không được GIA xếp vào chung với tiêu chuẩn 4C mà nó tồn tại một cách độc lập, có tác động ít đến giá trị của viên kim cương không giống như trọng lượng, màu sắc, độ tinh khiết và giác cắt.

Hãy cùng Nhandaquy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu độ phát quang của kim cương

Kim cương là gì?

Kim cương là gì? Kim cương là loại khoáng sản có những tính chất vật lý hoàn hảo, được tồn tại dưới một trong hai dạng biến thể của Cacbon (dạng còn lại là than chì). Với độ cứng cực kỳ cao và khả năng khúc xạ ánh sáng tốt nên kim cương được ứng dụng nhiều trong công nghiệp và kim hoàn.

Tên gọi kim cương đến từ tiếng Hy Lạp Adamas, có nghĩa là không thể phá hủy. Nó là loại đá quý duy nhất có thành tố là Cacbon, song song với than chì. Kim cương được chế tạo hoàn toàn bằng nguyên tử Cacbon được kết tinh trong một khối phân tử. Mỗi nguyên tử Cacbon trong một viên kim cương được bao quanh bởi 4 nguyên tử Cacbon khác và kết nối với nhau bằng các liên kết hóa trị. Do đó kim cương được xem là một vật liệu bền nhất, cứng nhất và có khả năng khúc xạ cực tốt.

Kim cương là gì?

Kim cương là một khoáng sản tự nhiên quý hiếm và hoàn hảo. Nó có khả năng kháng hóa chất và được biết đến là một chất liệu tự nhiên cứng nhất. Những đặc tính này giúp cho nó trở thành một công cụ để cắt và sử dụng cho nhiều tính năng mà độ bền mang tính bắt buộc. Kim cương còn có các tính chất quang học đặc biệt như chiết suất, độ phân tán và độ bóng cao. Các tính chất này tạo nên tên tuổi của kim cương như là một loại đá quý nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới.

Quá trình hình thành của kim cương

Kim cương bắt đầu hình thành ở những nơi có nhiệt độ và áp suất rất cao, cụ thể là độ sâu khoảng 150 km (so với mặt đất), áp suất 5 gigapascal, nhiệt độ 1200 độ C. Chỉ cần đủ đáp ứng những điều kiện trên thì mọi nơi đều có thể có kim cương.

Quá trình hình thành của kim cương

Tuy nhiên, lượng khai thác lớn nhất hiện nay là ở Trung Phi và Nam Phi (chiếm khoảng 49%), tiếp theo là Canada, Ấn Độ, Nga, Brazil, Úc,… Nơi có nhiều kim cương là ở miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất.

Lý do là miệng núi lửa có áp suất và nhiệt độ cao, đủ để làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể trong lòng đất. Để một viên kim cương được hình thành ngoài thiên nhiên thường mất khoảng 1 tỷ năm đến 3,5 tỷ năm.

Lịch sử của kim cương

Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Phần lớn những viên đá đầu tiên được vận chuyển trên tuyến đường giao thương nối liền Ấn Độ với Trung Quốc, hay còn gọi là “Con đường tơ lụa”. Trong tiến trình khám phá, kim cương được xem là rất có giá trị bởi độ bền và sự rực rỡ của chúng cũng như khả năng khúc xạ ánh sáng và khắc được kim cương.

Cho đến tận thế kỷ thứ 18, Ấn Độ được xem như một nguồn “tài nguyên kim cương duy nhất. Khi các mỏ kim cương ở Ấn Độ dần cạn kiệt thì công cuộc tìm kiếm các nguồn thay thế bắt đầu. Mặc dù những nguồn kim cương nhỏ được tìm thấy tại Brazil tuy nhiên nó không đủ để đáp ứng nhu cầu của thế giới.

Lịch sử của kim cương

Vào năm 1866, Erasmus Jacobs, lúc đó 15 tuổi, đang đi dọc bờ sông Cam thì anh ta bất chợt nhìn thấy một viên sỏi rất đỗi bình thường, thế nhưng hóa ra đó lại là một viên kim cương có trọng lượng 21,25 carat. Vào năm 1871, một viên kim cương khổng lồ có trọng lượng 83,50 carat được khai quật trên ngọn  đồi Colesberg Kopje ở Nam Phi. Công cuộc tìm kiếm kim cương gây ra một cơn sốt khi hàng ngàn người bắt đầu những cuộc dò tìm kim cương và chính điều này đã dẫn đến việc hình thành các hoạt động khai thác khoáng sản đầu tiên với quy mô lớn, được biết đến đầu tiên là mỏ Kimberly ở Nam Phi.

Ý nghĩa của Kim Cương

Kim Cương được xem là “Vua của các loại đá quý”. Đây là một dạng thù hình của nguyên tố Carbon, được hình thành dưới lòng đất trong hàng tỷ năm. Ngoài việc sở hữu bề ngoài lấp lánh và tỏa sáng thì Kim Cương còn là loại đá quý rất bền, rất cứng. Đó cũng chính là lý do khiến Kim Cương được ứng dụng rộng rãi trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người.

Kim Cương không chỉ đơn giản là loại đá quý được đính vào trang sức hoặc có giá trị trưng bày. Nó còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp tiên tiến, thay thế cho nhiều loại nguyên vật liệu khác.

Ý nghĩa của Kim Cương

Kita Diamonds xin liệt kê một số ứng dụng của Kim Cương tự nhiên và Kim Cương nhân tạo:

  • Với độ cứng lý tưởng – cứng nhất trong các loại đá, Kim Cương được sử dụng làm vật liệu cắt cho các thiết bị máy móc. Phần lớn Kim Cương nhân tạo được ứng dụng vào ngành công nghiệp này.
  • Sử dụng Kim Cương như chất dẫn nhiệt: Kim Cương có tính dẫn nhiệt nhưng không dẫn điện. Chính vì vậy nó được ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, công nghệ bán dẫn nhằm kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị.
  • Sử dụng Kim Cương như vật liệu quang học: Sở hữu độ cứng, tính trơ hóa học cùng độ dẫn nhiệt cao, hệ số giãn nở thấp, Kim Cương được sử dụng đế truyền các bức xạ hồng ngoại và bức xạ sống ngắn. Nó có thể thay thế cho nhiều vật liệu khác như Selenua kẽm (Zinc selenide) hay Gyrotrons.

Ngoài ra, Kim Cương cũng được sử dụng trong các thiết bị dò phóng xạ.

Độ phát quang của kim cương là gì?

Nhiều người nhầm lẫn độ phát quang của kim cương có phải là kim cương có phát sáng trong bóng tối không thực tế hai vấn đề này là hoàn toàn khác nhau.
Kim cương bản chất của nó là phản xạ lại nguồn sáng theo chiều ngược lại của ánh sáng và kim cương không hấp thụ ánh sáng. Kim cương phát áng sáng trong bóng tối là không có khả năng bởi nếu không có nguồn sáng nào thì kim cương không thể phản xạ được ánh sáng.

Nói một cách đơn giản kim cương phát sáng chỉ khi nào có ánh sáng để nó phản xạ, trường hợp bóng tối không có ánh sáng thì kim cương không phát sáng. Còn độ phát quang của kim cương hay còn gọi là kim cương phát huỳnh quang khi được tiếp xúc với bức xạ cực tím, tia UV. Nguồn sáng UV thường thấy đó là mặt trời và đèn huỳnh quang.

Độ phát quang của kim cương là gì?

3 nguyên tố có thể được hấp thụ bởi kim cương sẽ gây ra phát huỳnh quang:

  • Aluminum
  • Boron
  • Nitrogen

Thường thì kim cương phát quang màu xanh lam nhưng đôi khi nó cũng phát quang màu vàng, màu trắng hoặc màu cam.
Không phải tất cả kim cương đều phát huỳnh quang, theo nghiên cứu của GIA chỉ có khoảng 25% đến 35% kim cương có thể hiện mức độ huỳnh quang.

Các cấp độ phát quang của kim cương

Các cấp độ huỳnh quang của kim cương theo GIA được chia ra thành 5 mức:

  • None (Không phát quang): Tia cực tím khi chiếu vào kim cương tự nhiên sẽ không có sự tán xạ màu sắc.
  • Faint (Nhạt): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc hơi nhạt.
  • Medium (Trung bình): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc vừa phải.
  • Strong (Mạnh): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc rõ rệt.
  • Very Strong (Rất mạnh): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc mạnh mẽ, màu sắc cực đậm.
Các cấp độ phát quang của kim cương

Nếu kim cương không có huỳnh quang thì nó không gây ảnh hưởng nhiều tới màu sắc kim cương.

Những viên kim cương có huỳnh quang yếu chỉ gây ảnh hưởng nhỏ tới cấp độ màu của kim cương. Trong khi đó, kim cương có huỳnh quang rất mạnh gây ảnh hưởng lớn tới màu sắc của viên đá quý.

Độ phát quang kim cương cũng giống như con dao hai lưỡi. Nó có thể cải thiện cấp độ màu của kim cương hoặc ngược lại. Với những viên kim cương không màu theo cấp độ màu sắc từ D đến F có huỳnh quang, mức giá bán giảm tới 15%. Vì đối với chúng huỳnh quang được biết đến như một khiếm khuyết. Mặc dù, thực tế người ta chỉ quan sát thấy huỳnh quang khi sử dụng ánh sáng tử ngoại.

Tuy nhiên, đối với những viên kim cương tử ngoại phân cấp từ I đến M có huỳnh quang sẽ giúp giá trị của chúng tăng cao. Bởi ánh sáng huỳnh quang có màu xanh. Vì vậy, sẽ giúp kim cương trông không màu và tinh khiết hơn. Do đó, có thể nói độ huỳnh quang đối với mỗi viên kim cương sẽ làm tăng hoặc giảm giá trị tuỳ theo phân cấp màu sắc.

Kim cương có tỏa sáng trong đêm không?

Kim cương có khả năng tán xạ ánh sáng lấp lánh vào ban ngày chứ không hấp thụ ánh sáng. Vì vậy trường hợp ta nhìn thấy kim cương phát sáng ban đêm là do yếu tố đèn điện, chúng chiếu vào một góc nào đó của viên đá làm phản xạ nguồn sáng theo chiều ngược lại. Nếu không còn nguồn sáng thì kim cương cũng sẽ như các sự vật khác khi chìm vào bóng tối.

Đọc thêm:

Đeo kim cương có may mắn không? Ý nghĩa của kim cương 

Bảng giá kim cương nhà TahiGems

Câu hỏi thường gặp

Kim cương là gì?
Độ phát quang của kim cương là gì?
Kim cương có tỏa sáng trong đêm không?