Nơi nào có nhiều kim cương nhất?

Nơi nào có nhiều kim cương nhất? Kim cương được mệnh danh là nữ hoàng đá quý đẹp trường tồn theo thời gian. Có rất nhiều thắc mắc rằng kim cương ở đâu nhiều nhất? Những nơi nào phát hiện ra kim cương đầu tiên? Cùng Nhandaquy tìm hiểu nguồn gốc loại đá quý này qua bài chia sẻ sau nhé.

Nơi nào có nhiều kim cương nhất?

Kim cương là gì?

Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của Carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.

Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn ở Hy Lạp chúng được gọi với cái tên “admas” nghĩa là “không thể phá hủy”. Chúng được sưu tầm như một loại đá quý và được sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cách đây 2.500 năm. Và người cổ đại đã biết sử dụng loại khoáng chất này để tạo ra những mũi khoan.

Kim cương là gì?

Kim cương được cho là loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác – những tinh thể carbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được. Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt.

Từ thế kỷ 19, những viên kim cương mới thực sự phổ biến khi kỹ thuật cắt, đánh bóng đạt tới một trình độ mới và kinh tế thế giới bắt đầu có sự dư giả. Như cầu làm đẹp tăng và những nhà kim hoàn bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này.

Quá trình hình thành kim cương

Kim cương bắt đầu hình thành ở những nơi có nhiệt độ và áp suất rất cao, cụ thể là độ sâu khoảng 150 km (so với mặt đất), áp suất 5 gigapascal, nhiệt độ 1200 độ C. Chỉ cần đủ đáp ứng những điều kiện trên thì mọi nơi đều có thể có kim cương.

Tuy nhiên, lượng khai thác lớn nhất hiện nay là ở Trung Phi và Nam Phi (chiếm khoảng 49%), tiếp theo là Canada, Ấn Độ, Nga, Brazil, Úc,… Nơi có nhiều kim cương là ở miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất.

Lý do là miệng núi lửa có áp suất và nhiệt độ cao, đủ để làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể trong lòng đất. Để một viên kim cương được hình thành ngoài thiên nhiên thường mất khoảng 1 tỷ năm đến 3,5 tỷ năm.

Màu sắc của kim cương

Các tạp chất thường gặp nhất là nitơ, chúng hòa lẫn vào những tinh thể kim cương và khiến kim cương có màu vàng hoặc thậm chí là màu nâu. Hầu như kim cương nào cũng có màu, ít hay nhiều bởi không gì là hoàn hảo.

Màu sắc của kim cương

Theo tiêu chuẩn GIA (Gemological Institute of America – Viện Đá quý Hoa Kỳ) thì kim cương không màu là “D” và màu vàng là “Z”. Để xác định màu thì con người sử dụng phương pháp quang học. Cụ thể:

D-F: Kim cương không màu

G-J: Kim cương cần như không màu

K-M: Kim cương không có màu

N-Y: Kim cương có màu vàng nhạt hoặc nâu

Z: Kim cương có màu vàng nhạt (rất hiếm và có giá trị rất cao)

Tùy theo màu sắc sẽ ảnh hưởng đến giá trị của kim cương và những màu bạn thường gặp nhất hiện nay là vàng, hồng, xanh dương, xanh lá cây, đỏ, nâu,…

Kim cương – báu vật quý hiếm của nhân loại

Kim cương là loại đá quý được hình thành từ 99.95% carbon, có độ cứng rất cao, khả năng khúc xạ tốt. Chúng được sử dụng nhiều trong ngành trang sức và các ngành công nghiệp khác. Đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ loại đá quý nào có thể đánh bại tính chất vật lý của kinh cương.

Tính chất vật lý của kim cương

  • Phải nói kim cương là vật cứng nhất trong tự nhiên, chịu được áp lực từ 175 đến 250 gigapascal.
  • Kim cương có độ cứng rất cao, đạt mức 10 trên thang đo Mohs nên rất khó vỡ.
Tính chất vật lý của kim cương
  • Kim cương có tính dẫn nhiệt rất cao, cao hơn bất kỳ loại đá quý nào. Trong cùng nhiệt độ khi sờ vào viên kim cương ta sẽ cảm nhận được độ mát lạnh của nó.
  • Kim cương có rất nhiều màu được phân loại theo cấp độ từ D đến Z, theo đó D là màu trắng còn Z là màu vàng nhất. Và không màu là viên kim cương quý báu và đáng giá nhất.

Hình dạng phổ biến của kim cương

  • Round Brilliant: Hình tròn là loại hình dạng phổ biến nhất trong các sản phẩm kim cương. Trong gần 100 năm, các máy cắt kim cương đã sử dụng các lý thuyết tiên tiến về hành vi ánh sáng và các phép tính toán học chính xác để tối ưu hóa lửa và độ sáng trong một viên kim cương tròn. Những viên kim cương tròn thường sẽ mang lại cho bạn sự linh hoạt hơn trong việc cân bằng các cấp độ cắt, màu sắc và độ tinh khiết trong khi vẫn có được độ lấp lánh như mong muốn.
  • Princess: Giác cắt mài hình vuông sắc nhọn ở bốn cạnh. Vẻ đẹp rực rỡ và đường cắt độc đáo của nó khiến nó trở thành ứng viên sáng giá cho một chiếc nhẫn đính hôn tuyệt vời. Princess Cut cũng có xu hướng hiển thị màu sắc nhẹ ở các góc của nó, vì vậy đối với loại kim cương hình vuông princess cut các bạn nên dành thêm ngân sách cho loại màu (Color) cao hơn G, nó sẽ giúp viên kim cương Princess Cut của bạn trông lung linh hơn.

  • Oval: Một viên kim cương hình bầu dục có độ sáng đẹp tương tự như một viên kim cương tròn. Kim cương hình bầu dục cũng rất phổ biến vì chiều dài của chúng có thể làm nổi bật những ngón tay thon dài.
  • Radiant: Khối cắt chữ nhật hoặc vuông. Các góc được cắt tỉa là đặc điểm nổi bật của viên kim cương này, và chúng giúp làm cho hình dạng rạng rỡ trở thành lựa chọn phổ biến và linh hoạt cho đồ trang sức. Hình dạng này trông đẹp không kém khi được đính kèm với những viên kim cương hình baguette hoặc tròn.
  • Pear: Viên kim cương có đường cắt rực rỡ này còn được gọi là hình giọt nước vì vẻ bề ngoài giống giọt nước của vết cắt này. Vẻ ngoài độc đáo của hình quả lê giúp nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều loại trang sức kim cương. Nếu bạn chọn dáng quả lê thon dài, độ dài của viên kim cương sẽ tạo hiệu ứng thon gọn tinh tế cho các ngón tay.
  • Heart: Trái tim là biểu tượng của tình yêu. Vẻ ngoài độc đáo của viên kim cương hình trái tim giúp nó trở thành sự lựa chọn đặc biệt cho nhiều loại trang sức kim cương. Giống như Princess Cut, hình dạng kim cương trái tim này có xu hướng hiển thị màu sắc nhẹ ở các đầu điểm cắt của viên kim cương, vì vậy bạn nên dành ngân sách cho loại màu cao hơn mức bạn cần so với khi mua một viên kim cương tròn.

  • Cushion: Hình dạng độc đáo này đã được phổ biến trong hơn một thế kỷ. Kim cương cắt đệm (còn được gọi là kim cương cắt gối) có các góc tròn và các mặt lớn hơn để tăng độ sáng của chúng. Những mặt lớn hơn này có thể hiển thị tạp chất dễ dàng hơn so với một số hình dạng khác, vì vậy nếu bạn chọn loại có độ trong thấp hơn, hãy nhớ xem lại biểu đồ độ trong trên giấy chứng nhận kim cương. Những viên kim cương hình đệm có nhiều hình dạng khác nhau, từ hình vuông đến hình chữ nhật.
  • Emerald: Điều làm cho viên kim cương hình dạng ngọc lục bảo trở nên khác biệt là cách cắt xếp tầng tạo khối của nó, các viên kim cương dạng này được cắt bằng các mặt hình chữ nhật để tạo ra một diện mạo quang học độc đáo. Do có mặt bàn (table) lớn và phần thân kim cương cắt theo từng bậc, giúp làm nổi bật độ trong của viên kim cương.
  • Ngoài ra các hình dạng cũng khá phổ biến khi sử dụng làm nữ trang gồm Baguette, Triangular Brilliant, Marquise, Asscher.

Kim cương ở đâu nhiều nhất?

Khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi. Tuy nhiên, tính đến năm 2018, Nga là quốc gia có trữ lượng kim cương lớn nhất thế giới với khoảng 650 triệu carat.

Dữ liệu trên Statista cho biết trữ lượng kim cương tại Nga lên đến 650 triệu carat, đóng góp 22% sản lượng kim cương toàn cầu. Năm 2018, quốc gia này khai thác khoảng 19 triệu carat kim cương.

Bên cạnh kim cương, dầu mỏ là một trong những thế mạnh kinh tế ở xứ sở bạch dương. Bộ Năng lượng Nga cho biết sản lượng khai thác dầu thô của Nga cả năm 2019 có thể ở mức 556-557 triệu tấn, xấp xỉ so với sản xuất năm 2018 là 555,9 triệu tấn.

Kim cương ở đâu nhiều nhất?

Đứng thứ hai thế giới về trữ lượng kim cương là Cộng hòa Dân chủ Congo với 150 triệu carat. Dù đóng góp tới 19% sản lượng kim cương toàn cầu, Congo vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất. Kinh tế nước này phụ thuộc chủ yếu vào khai thác mỏ nhưng đây lại là nguyên nhân dẫn đến những cuộc xung đột nội bộ.

Trái ngược với quốc gia nằm ở Trung Phi, Australia là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, còn được thiên nhiên ưu đãi với những mỏ kim cương lớn.

Trữ lượng kim cương tại Australia khoảng 120 triệu carat. Năm 2018, đất nước này sản xuất 17 triệu carat kim cương.

Trong khi đó, không lọt top 10 quốc gia có nhiều kim cương nhất thế giới nhưng thành phố Antwerp của Bỉ lại được mệnh danh là “thủ đô kim cương thế giới”.

Theo BBC, khoảng 1.500 công ty kim cương có trụ sở chính tại Antwerp. Các mỏ ở Nam Phi, Australia, Nga và Canada trực tiếp vận chuyển kim cương đến Antwerp. Thành phố này buôn bán hơn 80% kim cương thô và 50% kim cương cắt của thế giới.

Ý nghĩa của kim cương trong phong thủy?

Ngoài ý nghĩa về mặt giá trị, thể hiện sự cao quý, đeo kim cương như một sự thể hiện đẳng cấp. Thường những ai có điều kiện và tiềm lực tài chính tốt mới đủ sức mua kim cương đeo. Kim cương còn có ý nghĩa phong thuỷ vô cùng đặc biệt.

  • Được xem như một vật phẩm phong thuỷ tượng trưng cho sự huyền bí. Thể hiện cho sức mạnh, quyền lực, lòng quả cảm của con người.
  • Giúp chủ nhân lây lại sự cân bằng, tạo sự nhiệt huyết, tăng trí lực.
  • Đeo các sản phẩm làm từ kim cương đem lại sự may mắn.
  • Người nào đeo kim cương tinh thần sẽ lạc quan, vui vẻ và thường có tâm trạng thoải mái. Bởi kim cương thu hút năng lượng tích cực và xoá bỏ năng lượng xấu.
  • Tăng sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người để vượt qua thách thức.
  • Ngoài ra ý nghĩa của kim cương còn rất nhiều như: Điều hoà nhịp tim, bảo vệ sức khoẻ, giúp ngủ ngon hơn, xua tan các cơn mộng mị…Điều này chúng ta thường thấy ở các loại đá quý khác. Vì chúng được hấp thu tinh hoa từ trời đất khi trải qua hàng triệu năm hình thành.

Phân biệt kim cương tự nhiên và nhân tạo như thế nào?

Cách chính xác nhất để phân biệt hai loại này là mang đến các trung tâm kiểm định uy tín để kiểm định và đánh giá.

Tuy nhiên, trong trường hợp không đủ điều kiện để thực hiện cách trên, bạn có thể dùng một số thủ thuật sau đây để phân biệt kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo nhanh chóng:

  • Soi dưới kính lúp 10X: Nếu là kim cương thật sẽ luôn có những cấu trúc, vết xước không hoàn hảo và sở hữu các cạnh sắc. Còn nếu là kim cương giả, bạn sẽ không tìm thấy những đặc điểm này và nó thường sở hữu các cạnh tròn
  • Soi dưới ánh sáng để kiểm tra độ lấp lánh: Kim cương thật sẽ lấp lánh màu xám và trắng, còn kim cương giả thường có màu cầu vồng.