Loại ngọc trai nào đắt nhất? Vì sao?

Loại ngọc trai nào đắt nhất? Vì sao? Ngọc trai được coi là biểu tượng của sự quý phái cũng như đẳng cấp của giới thượng lưu suốt nhiều thế kỷ qua. Vậy điều gì thực sự tạo nên giá trị của thứ mà con người xem là đá quý, trong khi lại là “đồ bỏ” của động vật này?

Hãy cùng Nhadaquy tìm hiểu ngay nhé!

Ngọc trai đắt nhất và lí do vì sao ngọc trai đắt đến thế
Loại ngọc trai nào đắt nhất? Vì sao?

Ngọc trai là gì?

Khi tìm hiểu về ngọc trai bạn không thể bỏ qua khái niệm ngọc trai được hiểu như thế nào? Ngọc trai hay còn được biết đến với tên gọi trân châu là một vật hình cầu được tạo ra từ một cơ thể sống của loài nhuyễn thể như con trai.

Ngọc trai được sử dụng phổ biến trong trang sức hoặc cũng có thể tán thành bột để làm mỹ phẩm. Ngọc trai được coi là báu vật được khai thác trong tự nhiên hoặc nuôi cấy để làm đồ trang sức.

Trong Đông Y, trân châu được sử dụng làm thuốc do có tính bình, vị hơi ngọt vào được kinh tâm cam thận, có tác dụng an thần, chữa kinh phong, giải độc, tan màn mây ở mắt, ù tai, chóng mặt …

Tính chất của ngọc trai

  • Trọng lượng riêng: 2,60 – 2,85
  • Chỉ số khúc xạ: 1,52 – 1,66
  • Độ trong suốt: Mờ
  • Công thức hóa học: CaCO3
  • Thành phần: Canxi cacbonat

Ngọc trai được hình thành như thế nào?

Giai đoạn nào để con trai có thể tiết ra xà cừ

Xà cừ là sự kết hợp giữa cacbonat canxi và conchiolin.

  • Cacbonat canxi: hợp chất được tạo ra nhờ cơ thể của con trai phản xạ lại với tự nhiên để chữa lành các vết thương.
  • Conchiolin: một hợp chất hữu cơ giống sừng.
Ngọc trai được hình thành như thế nào?

Tác nhân kích thích điển hình thường sẽ là các chất hữu cơ, kí sinh trùng hay thậm chí là những tổn hại làm chuyển chỗ lớp màng áo sáng phần khác của thân thể sinh vật.

Các loại vật lạ thường sẽ là các chất hữu cơ chui vào bên trong vỏ động vật thân mềm khi nó hé vỏ ra để ăn hoặc hô hấp.

Giai đoạn hình thành ngọc trai tự nhiên

Xà cừ được xem là thành phần chủ yếu của ngõ trai. Người ta cho rằng khi mà ngọc trai tự nhiên được tạo ra do những những điều kiện tình cờ khi có một vật lạ nhỏ bên ngoài tác động vào. Ví dụ như: hạt cát, hạt bụi,… chui vào bên trong con sò, con trai và nằm yên trong đó.

Ngọc trai được hình thành như thế nào?

Con trai khi bị kích thích bở những vật lạ này thì nó sẽ tạo ra một lớp xà cừ bao bọc lấy hạt cát xâm nhập đó. Quá trình này phải được lặp đi lặp lại nhiều lần thì mới tạo ra được một viên ngọc hoàn chỉnh.

Giai đoạn hình thành ngọc trai nuôi

Ngọc trai nuôi sẽ được tạo ra bằng cách cấy một miếng biểu mô màng áo cùng với các hột làm bằng vỏ ngọc trai đã đợc chế tác thành hình dạng mong muốn. Chúng được đưa vào bộ phận sinh dục của con trai bằng dụng cụ cấy theo hình dích dắc để con trai không thể đạo thải vật cấy ra ngoài được.

Ngọc trai nuôi và ngọc nhân tạo được phân biệt bằng cách kiểm tra X quang.

Vì sao ngọc trai luôn là trang sức đắt giá hàng trăm tỷ?

Sự công phu trong việc tìm kiếm ngọc trai tự nhiên và chế tạo ngọc trai nuôi là một trong những nguyên nhân chính khiến ngọc trai luôn có giá đắt đỏ.

Từ lâu, ngọc trai được coi là biểu tượng cho sự quý phái và đẳng cấp của giới thượng lưu. Viên ngọc trai đắt nhất từng được bán là mặt dây chuyền của Marie Antoinette với giá 32 triệu USD (tương đương 744 tỷ đồng).

Vậy điều gì thực sự tạo nên giá trị của ngọc trai?

Hàng nghìn năm nay, ngọc trai luôn được xem là trang sức đắt đỏ bậc nhất thế giới.

Theo Business Insider, ngọc trai tự nhiên rất khó tìm. Chúng cực kỳ hiếm và điều đó khiến ngọc trai càng đắt giá hơn.

Ngọc trai hình thành thông qua cơ chế tự vệ của loài nhuyễn thể. Khi có dị vật (thường là các sinh vật nhỏ, cát) lọt qua lớp vỏ và xâm nhập vào phần thân mềm của các loài trai/sò. Chúng sẽ phát triển và dần trở thành viên ngọc trai sáng bóng.

Thêm nữa, thợ lặn phải mò xuống tận đáy sông, đáy biển bắt và kiểm tra từng con trai/sò một để tìm ngọc. Quy trình tìm ngọc này khiến ngọc trai tự nhiên là một sản vật thực sự quý hiếm và đắt đỏ. Theo ước tính, một mẻ 3 tấn trai/sò thường chỉ có 3-4 con là sở hữu viên ngọc hoàn hảo.

Trong khi đó, ngọc trai nuôi cấy được hình thành theo cùng một quy trình, nhưng thay vì vô tình kích thích vào vỏ, nó được đặt một cách có chủ ý bởi con người. Do có ngoại hình rất giống với ngọc trai tự nhiên, sản lượng dồi dào và giá thành rẻ, nên trên thị trường hiện nay hầu hết ngọc trai đều là được nuôi cấy nhân tạo.

Dù khó phân biệt bằng mắt thường nhưng ngọc trai tự nhiên vẫn có những tố chất đặc biệt mà ngọc trai nuôi không thể nào bắt chước được.

Vì sao ngọc trai luôn là trang sức đắt giá hàng trăm tỷ?

Cụ thể, ngọc trai tự nhiên có kết cấu thành nhiều vòng đồng tâm (tương tự như các lớp của củ hành tây) và gần như 100% thành phần của nó đều là xà cừ.Trong khi ở ngọc trai nhân tạo, người mua có thể nhìn thấy kết cấu 2 phần không đồng nhất là nhân (dị vật được cấy vào) và lớp xà cừ. Đáng chú ý, lớp xà cừ ở ngọc trai nuôi chỉ tráng một lớp rất mỏng ở bên ngoài, điều này đồng nghĩa với việc một viên ngọc trai nuôi thực chất chỉ có một phần nhỏ là ngọc trai.

Ngoài ra, ngọc trai nuôi sẽ phát triển theo hình dạng của nhân cấy. Do vậy, hầu hết các ngọc trai loại này rất đồng nhất về hình dáng, kích cỡ. Trong khi đó, ngọc trai tự nhiên lại khó có thể đạt hình tròn hoàn hảo, mà lại phát triển ngẫu nhiên theo đủ kiểu hình.