Om Mani Padme Hum là câu thần chú chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với Phật Giáo. Om Mani Padme Hum được ghi nhận là câu thần chú cổ, xuất phát từ Phật giáo Ấn Độ từ thời kỳ cổ đại, sau đó nó được du nhập vào Tây Tạng và được coi là câu thần chú có sức mạnh to lớn nhất trong tất cả những câu thần chú Mật Tông. Cùng nhandaquy tìm hiểu ngay nhé!
Thần Chú Om Mani Padme Hum là gì?
Om Mani Padme Hum – Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Om Mani Padme Hum còn được gọi là thần chú 6 âm hay Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn tức là: Chân Ngôn Sáng Tỏ gồm 6 âm.
OM : Quy mệnh
MANI : Ngọc
PADME : Hoa sen
HUM : thành tựu tự ngã
Có thể hiểu là: Viên ngọc sáng trong hoa sen. Câu thần chú này ví chúng ta như những viên ngọc quý giá, bản tính nguyên sơ và trái tim của chúng ta luôn chất chứa lòng từ bi, tình yêu thương nhân ái. Dịch theo âm Hán- Việt, Om Mani Padme Hum thường được đọc như sau: Án Ba Ni Bát Ni Hồng hay Úm Ma Ni Bát Ni Hồng.
Câu thần chú 6 âm này với hình ảnh viên ngọc sáng tượng trưng cho Tâm Bồ Đề, hoa sen là biểu thị cho tâm thức trong sáng, thanh khiết, câu thần chú này còn được hiểu là tâm Bồ Đề nở trong lòng mỗi người.
Tuy nhiên, câu thần chú Lục Tự Đại Minh Chú gồm 6 âm, mỗi âm đều vang lên những âm thanh kì diệu và có những tác dụng bí ẩn theo cách Kim Cang Thừa trình bày. Đối với Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng thì Lục Tự Đại Minh Chú mang ý nghĩa to lớn về lòng từ bi và ánh sáng trí tuệ mà các Chư Phật muốn độ hoá tất thảy chúng sinh. Chính vì thế, thần chú 6 âm Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này còn có ý nghĩa tương ứng với 6 cõi tái sinh của dục giới.
Ngoài ra, thần chú Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn còn có những ý nghĩa khác như:
Mỗi âm tiết được xem như có ảnh hưởng thanh tịnh hóa:
OM : là tịnh hóa bản thân
MA : tịnh hóa lời nói
NI : tịnh hóa tâm thức
PAD: tịnh hóa những cảm xúc mâu thuẫn
ME : tịnh hóa điều kiện ẩn tàng.
HUM : tịnh hoạ tấm màn vô minh.
Mỗi âm tiết là một bài cầu nguyện:
OM : lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật.
MA: lời cầu nguyện hướng về lời nói của các vị Phật.
NI: lời cầu nguyện hướng về tâm thức các vị Phật.
PAD : lời cầu nguyện hướng về những phẩm chất của các vị Phật.
ME: lời cầu nguyện hướng về hoạt động của các vị Phật.
HUM: bao gồm tất cả sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất, và hoạt động của các vị Phật.
Sáu âm tiết liên hệ đến sáu ba-la-mật, sáu sự hoàn hảo được chuyển hóa:
OM: liên hệ đến sự rộng lượng.
MA: đạo đức.
NI: kiên trì, nhẫn nhịn.
PAD: chuyên cần.
ME: chú tâm.
HUM: trí tuệ.
Cuối cùng, sáu âm tiết liên hệ đến sáu trí tuệ:
OM : Trí tuệ thanh thản, an bình.
MA : trí tuệ hoạt động.
NI : trí tuệ tự tái sanh.
PAD : trí tuệ pháp giới.
ME : trí tuệ phân biệt.
HUM : trí tuệ như gương
Nguồn gốc ra đời của câu thần chú Om Mani Padme Hum
Câu thần chú này xuất xứ nguồn gốc tại Ấn Độ sau đó được truyền sang Tây Tạng. Khi được lưu truyền sang Tây Tạng nó đã có cách phát âm thay đổi đi vì một số âm tiết có trong tiếng Phạn của ngữ âm Ấn Độ tương đối khó đọc và khó phát âm đối với người Tây Tạng.
Câu thần chú này được biết đến là một câu châm ngôn quan trọng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngài chính là hiện thân của tấm lòng từ bi, rộng lượng của Đức Phật. Cũng theo Phật giáo Tây Tạng, Om Mani Pade Hum là thần chú tương ứng với dạng Sadaksari 6 tay của Quán Thế Âm Bồ Tát. Chính vì vậy câu thần chú sẽ nhận được sự tôn kính vô cùng đặc biệt bởi những người sùng kính ngài.
Riêng theo chia sẻ từ phía các nhà sư Tây Tạng, khi tụng niệm và nghe được câu thần chú này sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu mà nó mang tới. Câu thần chú hội tụ toàn bộ những sức mạnh có liên quan tới lời dạy của Phật. Niệm thần chú này sẽ giúp mọi người thừa hưởng được toàn bộ những điều kỳ diệu nhất mà nguồn năng lượng tích cực mà Đức Phật sẽ ban phát cho chúng sanh, từ đó giúp thức tỉnh được tấm lòng từ bi bên trong mỗi con người và giúp gắn kết được mọi người lại với nhau.
Tahi 6081 – Nhẫn nam Om Mani Padme Hum đính đá Ruby
Nhẫn khắc Lục Tự Đại Minh Chú gồm 6 âm, mỗi âm đều mang một ý nghĩa khác nhau. Khi hợp các âm vào tạo thành một chân ngôn, Lục Tự Đại Minh Chú mang ý nghĩa khơi dậy lòng từ bi bắc ái bên trong mỗi người, từ đó khai mở trí tuệ, vì lòng từ bi chính là nền tảng của trí tuệ thâm sâu. Chúng ta được biết đến khi tụng niệm liên tục thần chú Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn sẽ được thoát kiếp luân hồi 6 đường lục đạo để vãng sanh nơi Cực Lạc.
Đeo nhẫn khắc thần chú Om Mani Padme Hum – Lục Tự Đại Minh Chú và thường xuyên tụng niệm. Nghĩ đến công đức của Chư Vị Bồ Tát, đọc to câu thần chú này. Âm thanh của thần chú Om sẽ giúp chúng ta gột rửa tâm trí, xoá bỏ bức màn vô minh. Nhẫn bạc om mani padme hum đưa đến sự thức tỉnh giác ngộ và con đường tu đạo sẽ ngày một gần hơn.
Thông tin chi tiết sản phẩm:
Tên sản phẩm: Nhẫn Om Mani Padme Hum – Tahi 6081
Sử dụng: Trang sức nam
Đá chủ: Natural Ruby ( Ruby tự nhiên )
Màu sắc: Đỏ
Kích thước: 7.3 x 6.6 mm
Độ tinh khiết: Trong suốt
Đá tấm: Sản phẩm không sử dụng đá tấm
Vật liệu: vàng Tahi 18k 750 – Khối lượng: 3.748 chỉ
CHÚ Ý: Giá thành sản phẩm không bao gồm đá chủ.
Niệm thần chú Om Mani Padme Hum
Quan niệm Phật giáo cho rằng khi người Phật tử biết tới, hiểu sâu sắc và thực hành niệm chú Om mani padme hum thì sẽ được hưởng những lợi ích sau:
- Giúp Phật tử được cứu giúp, làm lành khổ đau, xoa dịu những khốn khó trong đời sống. Lợi lạc này có được là vì “Om mani padme hum” là hiện thân của ngôn ngữ và trí tuệ của tất cả các vị chư Phật. Niệm chú này là để tâm trí thoát khỏi những mê lầm lạc lối, thoát khỏi vô minh để trí tuệ tỏa sáng thanh khiết. Khi lòng từ bi thuần khiết phát triển cũng chính là lúc người Phật tử đạt được trạng thái bình an, tự tại.
- Trì tụng thường xuyên câu thần chú này sẽ giúp xua đuổi các thế lực ma quỷ, giúp bệnh tật được đẩy lùi, mở cửa đón hạnh phúc, an lạc về trong thân, tâm.
- Tăng trưởng sức mạnh của thiền định, làm nền tảng để phát triển thiền định ở cấp độ sâu sắc hơn không chỉ trong kiếp sống này mà còn hướng tới nhiều kiếp sống khác ở tương lai.
- Quan niệm nhà Phật cho rằng nếu trì tụng thần chú “om mani padme hum” thì khi chết đi, linh hồn sẽ không bị đày vào ba đọa xứ mà được vãng sinh về cõi Tây Phương cực lạc, cõi tịnh độ của Đức Quán Thế Âm bồ tát, tiến gần hơn tới Phật quả.