Bảng giá kim cương Moissanite mới nhất. Hiện nay để sở hữu một trang sức lấp lánh là điều không khó bởi có nhiều loại đá tổng hợp gần giống kim cương, trong đó bao gồm đá Moissanite. Đây là loại đá quý được sử dụng nhiều như một loại đá quý mạo danh kim cương. Vậy nên chọn Moissanite hay kim cương thiên nhiên? Giá của kim cương Moissanite như thế nào? Cùng Nhandaquy tìm hiểu ngay nhé!
Tìm hiểu đá Moissanite là gì?
Moissanite còn gọi là loại đá quý nhân tạo Mois – được chế tạo từ khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum, là một trong những chất cứng nhất trên trái đất, có độ cứng (9,5) so với kim cương thiên nhiên, trong khi độ cứng của kim cương là 10, tỷ trọng xấp xỉ (3,21) và chiết suất cũng xấp xỉ (2,65-2,69). Điều này làm cho nó có khả năng chống xước cao và phù hợp để đeo hàng ngày. Ở thị trường Việt Nam, không ít người bán cố tình lập lờ về bản chất của đá Moissanite với tên gọi Kim Cương Moissanite. Như phân tích trên, Kim Cương nhân tạo và đá Moissanite là hoàn toàn khác nhau về bản chất.
Nguồn gốc của đá Moissanite
Viên đá này bắt nguồn từ…một vì sao. Nó không phải là một loại đá hình thành tự nhiên trên Trái đất.
Năm 1893, nhà khoa học Henri Moissan người Pháp nghiên cứu các mảnh vỡ thiên thạch đến từ Arizona, Mỹ. Ông thấy trong thiên thạch có nhiều mảnh vụn sáng lấp lánh. Ban đầu, người ta đều tưởng rằng đó là kim cương. Mãi đến năm 1904, khi máy móc khoa học tiến bộ hơn, người ta mới nhận ra chúng có cấu trúc hoàn toàn khác biệt với kim cương.
Viên đá này được hình thành từ khoáng chất silicon carbide. Trong khi đó, kim cương lại được cấu tạo từ carbon. Vì là một viên đá hoàn toàn mới, nó đã được đặt tên theo họ của nhà khoa học đã phát hiện ra – Moissanite.
Quá trình tổng hợp dễ thực hiện hơn, khiến Moissanite có giá thành rất rẻ so với kim cương thiên nhiên. Và thậm chí còn rẻ hơn kim cương nhân tạo.
Tại sao đá Moissanite là xu hướng mới thay thế kim cương tự nhiên của trang sức hiện đại
Ngoài việc giá thành rẻ hơn so với kim cương, một lý do chính khiến Moissanite là xu hướng trang sức mới là vì chúng được chế tác hoàn toàn trong phòng thí nghiệm.
Nhiều người e ngại kim cương vì những tác hại môi trường và xã hội nó gây ra. Chẳng vì vậy mà có cả một bộ phim, Kim cương máu (Blood Diamond) do tài tử Leonardo DiCaprio thủ vai chính. Nói về những vấn nạn xã hội như nạn bóc lột lao động nghèo và lao động trẻ em. Lạm dụng quyền hành và tham nhũng chính quyền tại các quốc gia sở hữu mỏ kim cương.
Trong khi đó, vì được chế tác trong phòng thí nghiệm nên đá Moissanite không mang những khía cạnh xã hội tiêu cực. Đồng thời, nó không hao tốn tài nguyên thiên nhiên để khai thác như kim cương. Vì vậy mà Moissanite rất hấp dẫn với những người theo đuổi cuộc sống xanh hiện đại.
Tóm lại, moissanite hội tụ tất cả những ưu điểm của kim cương: yếu tố lấp lánh, độ cứng rắn khó trầy xước. Vì được làm trong phòng thí nghiệm, giá cả hợp lý, dễ sở hữu viên đá to bản, không tì vết. Vậy nên, nó đang dần trở thành một viên đá được ưa chuộng cho trang sức nói chung và nhẫn cưới nói riêng.
So sánh Moissanite và kim cương tự nhiên
Thành phần hoá học
Kim cương tự nhiên đúng như tên gọi của nó. Xuất phát trong tự nhiên mà thành trong một điều kiện về áp suất và nhiệt độ nhất định. Với thành phần hóa học là Cacbon.
Từ khi xuất hiện cho đến nay, đây vẫn là sản phẩm vô cùng giá trị và hoàn hảo. Tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng mọi người về một sản phẩm không chỉ đẹp, bền mà còn giữ giá được theo thời gian.
Moissanite có hai loại. Một trong tự nhiên và một ở phòng thí nghiệm. Trong điều kiện tự nhiên, Moissanite cũng có điều kiện để hình thành tương tự như kim cương tự nhiên từ Cacbon kèm với Silicon.
Trải qua thời gian tồn tại và phát hiện, người ta cũng đã tổng hợp và điều chế Moissanite thành công.
Độ cứng
Dấu ấn của thang đo Mohs đó chính là phân định rạch ròi độ bền và sự cứng cáp của từng mẫu đá quý. Với thang đo của kim cương tự nhiên với độ cứng tuyệt đối là 10 thuộc về kim cương tự nhiên.
Moissanite cũng không kém cạnh khi có độ cứng gần bằng kim cương tự nhiên với chỉ số đo là 9.5.
Tuy vậy, có một số đo lường và một số báo cáo lại cho rằng độ cứng của Moissanite chỉ bằng 9.25. Nhưng chỉ nhiêu đó thôi cũng ăn đứt rất nhiều loại kim cương nhân tạo hay các loại đá quý.
Độ cứng này phản ánh giá trị, và là sự bền bỉ theo năm tháng của các viên đá theo thời gian mà không bị trầy xước hay gặp phải vấn đề gì phức tạp.
Tuy nhiên, nếu không bảo quản kỹ lưỡng, kim cương vẫn sẽ có hiện tượng hư hỏng.
Độ bóng
Độ bóng thể hiện vẻ đẹp của các loại đá quý sau khi gia công theo các giác cắt. Độ bóng ngoài việc phụ thuộc vào tay nghề gia công của người thợ kim hoàn. Thì một phần khác dựa vào độ cứng và sự ổn định.
Với các loại kim cương mà tiêu biểu là kim cương tự nhiên và Moissanite. Ta có thang đo nhằm định lượng độ bóng của chúng như sau:
- Đá quý có độ đánh bóng hoàn hảo (Excellent): Không nhìn thấy trầy xước.
- Đá quý có độ đánh bóng rất tốt (Very good): Rất khó nhìn thấy trầy xước.
- Đá quý có độ đánh bóng tốt (Good): Rất khó nhìn thấy trầy xước khi phóng đại bề mặt x10.
- Đá quý có độ đánh bóng khá (Fair): trầy xước khi phóng bề mặt x10.
- Đá quý có độ đánh bóng kém (Poor): trầy xước khi nhìn bằng mắt thường.
Trầy xước đây chính là những vết xước bị tạo ra trong quá trình đánh bóng. Với kim cương tự nhiên thì luôn có độ đánh bóng ở mức E – Hoàn hảo, nó tạo nên giá trị và sự ổn định trong việc sử dụng theo năm tháng của sản phẩm.
Độ bóng Moissanite
Còn với Moissanite thì có độ đánh bóng cũng không kém cạnh là mức E. Bên cạnh đó, nếu như so thêm về độ phản quang hay độ đối xứng. Thì cả hai viên kim cương dường như không có nhiều sự khác biệt.
Sự khác biệt rõ ràng nhìn thấy nhất ấy chính là độ cứng như đã nói ở trên. Điều này phải dùng các phép đo chuẩn mới xác định. Nhưng bằng mắt thường, ta còn có thể phân biệt bằng một chỉ số khác. Quan trọng không kém, đó là chiết suất ánh sáng.
Chiết suất ánh sáng
Chiết suất ánh sáng phản ánh sự hấp thụ và phản ứng với các tia sáng. Nếu một loại đá quý có chỉ số chiết suất thấp thì ánh sáng sẽ đi qua được nhiều. Không phản xạ ngược trở lại.
Chỉ số quan trọng với các loại đá quý bởi nếu chỉ số chiết suất đủ cao. Sẽ tạo được sự lấp lánh trong điều kiện ánh sáng tự nhiên.
Mệnh nào hợp đeo đá Moissanite?
Nhiều người mua trang sức Moissanite đơn giản chỉ để làm đồ trang sức và làm đẹp chỉ quan tâm đến giá đá Moissanite. Nhiều người kỹ càng hơn còn chọn trang sức theo phong thuỷ, chẳng hạn như nhẫn Moissanite. Nếu bạn quan tâm tới mệnh và tuổi khi đeo đá Moissanite hãy theo dõi ở phần này.
Đá Moissanite hợp với mệnh gì?
Đá Moissanite chỉ có 3 màu chủ yếu là màu vàng, màu trắng hay xanh lục. Nhờ vào kỹ thuật hiện đại một số viên đá Moissanite nhân tạo còn mang nhiều màu sắc khác nhau như hồng, xanh, đỏ…
Khi nói đến yếu tố phong thuỷ trong trang sức người ta dựa vào 2 yếu tố là chất liệu và màu sắc. Theo ngũ hành tương sinh thì màu vàng là màu của Thổ, màu trắng là màu của Kim, màu xanh lục là màu của Mộc. Mà Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả.
Vậy nên đá Moissanite tuỳ màu sẽ hợp với nhiều mệnh khác nhau. Nếu mệnh Kim, mệnh Thuỷ nên chọn đá có màu trắng và vàng, mệnh Mộc chọn đá quý màu xanh, mệnh Hỏa chọn đá màu xanh và màu đỏ…vv. Nói chung là chọn màu tượng trưng cho bản mệnh và màu tương sinh với bản mệnh.
Tuổi nào nên đeo đá Moissanite?
Ngoài giá đá Moissanite, mệnh nào nên đeo đá Moissanite thì đá quý này hợp với tuổi nào cũng là vấn đề cần lưu ý. Để đánh giá bạn cần dựa vào năm sinh và suy ra mệnh gì để chọn cho đúng.
Ví dụ người mệnh Hoả sẽ sinh năm 1934, 1994 – Giáp Tuất, sinh năm 1957, 2017 – Đinh Dậu hoặc năm Bính Dần, Ất Hợi, Giáp Thìn… Bạn cần dựa vào tuổi sau đó dựa vào hàng can và nạp âm để xác định bản mệnh. Từ đó chọn màu sắc phù hợp với tuổi đồng thời là bản mệnh của mình như ở phần trên.
Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hi vọng các bạn có thể chọn được trang sức hợp phong thuỷ. Để cập nhật bảng giá đá Moissanite chính xác hơn quý khách nên trực tiếp đến các cửa hàng trang sức để tham khảo.
Nhu cầu lựa chọn sản phẩm phong thuỷ của Moissanite
Với một người dùng bình thường, việc tìm kiếm một sản phẩm phong thủy dường như không quá quan trọng. Nhưng với những ai đang kinh doanh thì những lựa chọn hợp phong thủy vừa củng cố thêm niềm tin. Vừa tạo thêm sức mạnh để họ đạt được điều như ý.
Moissanite có một ưu thế đó là sự đa dạng sắc màu. Điều này củng cố và tạo niềm tin cho nhiều người lựa chọn và tin dùng các sản phẩm từ loại đá quý này để đem lại may mắn. Xu hướng phối và sử dụng các trang sức theo ngũ hành. Cũng như màu sắc hợp tuổi hợp mệnh đang được chú trọng. Đặc biệt là với người phương Đông. Thì chọn trang sức theo màu vận mệnh là một lựa chọn tất yếu nhằm cân bằng năng lượng. Để đạt đến trạng thái hài hòa như ý. Trạng thái hòa hòa này chính là sự cân bằng Âm – Dương bằng những mảng màu sáng – tối trên trang phục, đồ dùng.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ sản phẩm đá quý nào cũng phù hợp với mọi người. Bởi đặc tính của đá tùy thuộc vào sắc màu và cung mệnh, và một phần bởi thuộc tính của đá. Nếu đeo đúng cung mệnh, tài lộc và vận mệnh của người dùng sẽ thăng tiến trọn vẹn. Nhưng nếu đeo không đúng, tai ương trắc trở, nguy nan khốn khó sẽ cứ mãi thế mà theo đuổi không ngơi nghỉ.
Giá trị của Moissanite?
Trên thực tế, mỗi carat Moissanite có giá từ 5 triệu đồng, trong khi kim cương tự nhiên lại có giá từ 150 triệu đồng. Chênh lệch lớn về giá thành, vậy đâu là giá trị của Moissanite trên thị trường và với người dùng?
Đầu tiên, nhờ giá thành phải chăng cùng nhiều đặc tính tương đồng kim cương tự nhiên, Moissanite đem đến lựa chọn trang sức lý tưởng, chất lượng với giá thành phù hợp. Người dùng được rộng mở cơ hội trải nghiệm và sở hữu những món trang sức thời thượng trong khả năng tài chính.
Thứ hai, Moissanite thường được so sánh ngang hàng với kim cương tự nhiên, nhưng vị thế của mỗi lựa chọn là khác nhau. Trong khi kim cương tự nhiên là lựa chọn xa xỉ và cần rất nhiều tiền để tiếp cận, Moissanite lại là lựa chọn đá quý cho số đông, là cách tiêu dùng thông minh và dễ tiếp cận cho mọi người.
Giá trị của Moissanite nằm ở việc nó tạo nên sự gần gũi, chất lượng cũng như sự thời thượng cho món trang sức. Điều quan trọng là, người dùng cần trang bị thêm nhiều kiến thức, lựa chọn cửa hàng trang sức uy tín để hiểu đúng giá trị món trang sức và làm chủ tình huống khi mua hàng.
Bảng giá Moissanite
Moissanite rất hiếm có nhưng nhờ việc có thể sản xuất nhân tạo mà giá đá Moissanite được giảm xuống. Chỉ thua kim cương từ 10 -15 lần nhưng nó vẫn được xem là có mức giá cao so với nhiều loại đá quý khác. Người ta cũng dựa vào tiêu chuẩn 4C là Carat, Cut, Clarity và Color để định giá Moissanite như kim cương. Chúng tôi xin đưa ra đá moissanite bao nhiêu tiền trên thị trường sau đây để bạn tham khảo.
- Moissanite Round 1 carat xanh/trắng mức giá tham khảo 4,8 triệu đồng.
- Moissanite Round 1 carat vàng mức giá tham khảo 6 triệu đồng.
- Moissanite Emerald 1 carat xanh/trắng mức giá tham khảo 6 triệu đồng.
- Moissanite Emerald 1 carat vàng mức giá tham khảo 7,2 triệu đồng.
- Moissanite Radient 1 carat xanh/trắng mức giá tham khảo 6 triệu đồng.
- Moissanite Radient 1 carat vàng mức giá tham khảo 7,2 triệu đồng.
- Moissanite Pear 1 carat xanh/trắng mức giá tham khảo 6 triệu đồng.
- Moissanite Pear 1 carat vàng mức giá tham khảo 7,2 triệu đồng
Bảo quản kim cương Moissanite như thế nào?
Trong khi kim cương là loại đá quý cứng nhất trên trái đất đạt điểm 10 trên thang độ cứng mohs thì kim cương Moissanite cũng có độ bền không kém khi đạt 9.25 điểm, phù hợp để đeo hàng ngày và duy trì được vẻ đẹp cũng như giá trị suốt đời. Với độ bền cao, Moissanite chỉ cần trải qua các công đoạn chăm sóc đơn giản:
- Sử dụng nước ấm với xà phòng nhẹ và dùng bàn chải đánh răng hoặc vải mềm chà nhẹ viên đá, chú ý làm sạch những chỗ khó tiếp cận.
- Lau sạch nước và xà phòng cho viên đá bằng vải mềm không xơ để có một viên Moissanite lấp lánh.
- Tránh sử dụng hóa chất mạnh để làm sạch đá vì sẽ mài mòn
- Nếu trang sức của bạn cần cách làm sạch sâu hơn, hãy lựa chọn chất tẩy rửa dành cho đá Moissanite (lưu ý không độc hại và gây mài mòn). Bạn có thể sử dụng Amoniac, một chất tẩy rửa an toàn và hiệu quả đối với Moissanite, với tỷ lệ 01 phần amoniac kết hợp với 02 phần nước.